Tìm hiểu vũ đạo nước ta qua mảng thư tịch cổ

Trong thư tịch cổ nước ta, bộ sách cổ nhất viết về sinh hoạt văn hóa nước ta mà nay còn giữ được là An Nam chí lược của Lê Trắc. Ở quyển nhất tác giả An Nam chí lược khảo về Phong tục nước ta từ thời xa xưa đến đời Trần. Những tư liệu viết về đời Trần là những tư liệu quý, bởi tác giả là người chứng kiến. Về múa hát, An Nam chí lược cho chúng ta biết: “Trừ nhật, Vương tọa Đoan Củng môn, thần liêu hành lễ tất, quan linh nhân trình bách hý”. Bản dịch của Viện Đại học Huế dịch là: “Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bầy tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối”(1). Về các loại nhạc cụ, ca khúc nước ta, đến đời Trần đã rất phong phú, An Nam chí lược cho biết: “Nhạc khí có trống cơm… hợp với ống kèn, tháp nứa, cái xập xõa, trống lớn, gọi là đại nhạc…, còn có đàn cầm, đàn tranh, tì bà, đàn thất huyền, song huyền, ống địch, ống sáo, kèn và quyển thì gọi là tiểu nhạc, không kể sang hèn, ai cũng dùng được. Các bài khúc như Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng … [Read more...]

TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH NGHỆ THUẬT MÚA

THƯ NGỎ Sau 55 năm đào tạo và phát triển, Trư­ờng Cao đẳng Múa Việt Nam luôn tự hào là cái nôi đào tạo diễn viên múa hàng đầu của cả nước - trư­ờng đầu ngành về đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp. Công tác nghiên cứu khoa học và xây dựng giáo trình luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động đào tạo của nhà tr­ường. Với uy tín đó, Nhà trường đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Vụ Đào tạo … [Read more...]