(NCTG) Vừa qua, nhân đoàn ballet của nhà hát Opéra national de Paris (ONdP) sang Việt Nam, tôi bèn lên mạng tìm chương trình biểu diễn và danh sách vũ công. Sau một lúc lâu lục lọi gần vài chục bài báo lớn nhỏ, tôi vẫn không tìm được những thông tin nói trên, mà thay vào đó là cảm giác ngán ngẩm: báo chí của chúng ta bất công với ballet quá. Poster, lỗi chính tả, showbiz-hóa và sáo rỗng Chương trình bao gồm 9 trích đoạn ballet, không có "Swan lake" (Hồ Thiên Nga), nhưng … [Read more...]
Triết lý của điệu múa
(hay là một minh chứng về sự không thể tách rời giữa tinh thần và thể xác)Nhảy múa là gì? Ngay từ lúc lẫm chẫm biết đi, trẻ nhỏ đã nhún nhảy theo điệu nhạc, như thể đó là điều tự nhiên. Người ta cho rằng động vật cũng nhảy múa. Đó là điệu múa của bầy ong, điệu múa của con công trong khúc múa giao hoan, hay điệu múa của cá heo nô đùa với sóng. Nhảy múa có lẽ cũng hiển nhiên như khí trời ta hít thở, như thời gian đang trôi. Vậy … [Read more...]
Những màn nhảy múa trên lửa đỏ, than hồng
Sau mỗi mùa gặt bội thu dịp cuối năm, các chàng trai người dân tộc Phà Thẻn (một trong số dân tộc ít người nhất ở tỉnh Hà Giang và ở Việt Nam) lại cùng dân bản mở hội nhảy lửa mừng cơm mới. Đây là một trong những lễ hội độc nhất vô nhị ở miền núi biên giới phía Bắc nước ta được bà con dân tộc Phà Thẻn sinh sống tập trung ở huyện Bắc Quang, Quang Bình (tỉnh Hà Giang) gìn giữ, bảo tồn để phục vụ đời sống văn hoá tâm linh của cộng đồng người Phà Thẻn. Chỉ có các chàng trai người Phà Thẻn qua một giai đoạn luyện tập theo phương pháp đặc biệt mang tính cổ truyền và với rất nhiều nét huyền bí, hoang dã trong một thời gian nhất định theo hướng dẫn của thầy mo, mới có thể trực tiếp đi chân trần nhảy múa trên lửa đỏ mà vẫn bình an vô sự. Trước khi nhảy vào đống củi lửa cháy rừng rực, các chàng trai Phà Thẻn phải cùng thầy mo, thường là những thầy mo cao tay của bản, thực hiện lễ nghi cúng thần nước và thần lửa từ hai đến bốn giờ liên tục. Chỉ đến khi hai vị thần kể trên "đồng ý", họ mới được … [Read more...]
Phản hồi gần nhất