Đoàn Vũ Kịch Thượng Hải (The Shanghai Ballet) chính thức được đổi tên vào năm 1979 với tên gọi ban đầu là nhóm biểu diễn The White-haired Girl. Tháng 10 năm 1965, vở ba lê The White-haired Girl ( Bạch Mao Nữ) lần đầu tiên ra mắt tại Nhà hát Xu Hui ở Thượng Hải. Tác phẩm đã giành giải huy chương vàng cho giải Múa cổ điển đẹp nhất (Best Classical Dance Works) của thế kỷ 20 ở Trung Quốc. Chính điều này đã góp phần tạo nên vị trí nổi bật cho Shanghai Ballet ở Trung Quốc. Ngoài ra, trong … [Read more...]
Điệu múa tay dễ thương Gwiyomi
Giới trẻ đang bị cuốn hút bởi Gwiyomi (hay còn gọi là Kiyomi), một điệu múa với nhiều cử chỉ bằng tay rất đáng yêu! Gwiyomi có nghĩa là người đáng yêu, người dễ thương. Điệu múa Gwiyomi được bắt nguồn từ một trò chơi tập thể cùng tên, khá phổ biến tại Hàn Quốc. Khi tham gia, người chơi sẽ được yêu cầu thực hiện các động tác như: nhún vai, lắc lư đầu, móc tay tạo thành dấu hiệu "kiss" (hôn)... và hát theo lời ca khúc Gwiyomi vui nhộn. Không … [Read more...]
Quang Đăng, Huỳnh Mến ra mắt MV
Vừa qua, anh chàng "siêu nhân" đẹp trai Quang Đăng đã kết hợp với người bạn thân của mình trong cuộc thi Thử Thách Cùng Bước Nhảy là Huỳnh Mến để thực hiện một MV rất dễ thương về tình yêu. Họ chọn ca khúc Thật thà cho một tình yêu, bài hit một thời của Hồ Ngọc Hà và Viết Thanh trong phim Những cô gái chân dài. Tuy nhiên, trong MV này, giọng hát thể hiện lại bản tình ca này là Phương Anh và Trung Quân Idol. Hình ảnh Huỳnh Mến và Quang Đăng trong MV. Quang Đăng và Huỳnh Mến cùng nhau tự biên đạo cho bài múa của họ trong MV, vì thế cả hai rất hào hứng khi sản phẩm hoàn tất. Quang Đăng hy vọng, các khán giả sẽ ủng hộ cho anh và Huỳnh Mến để họ có thêm động lực thực hiện thêm nhiều MV. "Sản phẩm đầu tay chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong mọi người góp ý chân thành để tôi và ê kíp rút kinh nghiệm", Quang Đăng bày tỏ. Trong MV, Quang Đăng và Huỳnh Mến diễn đạt những cảm xúc về tình yêu dựa trên lời bài hát. Những cử chỉ, hành động của đôi vũ công rất dễ thương, khiến … [Read more...]
Nghệ sĩ múa Tạ Thùy Chi làm mẫu ảnh
Ái nữ của Nghệ sĩ Nhân dân Tạ Bôn thể hiện những khoảnh khắc tinh nghịch trước ống kính. Tạ Thùy Chi là một trong những tài năng trẻ của làng múa Việt Nam. Cô đang học năm cuối khoa biên đạo tại Học viện Múa Bắc Kinh, Trung Quốc. Trong thời gian về nước thực tập tại trường Múa TP HCM, cô được mời thực hiện bộ ảnh và clip thời trang giới thiệu bộ sưu tập của Lam Boutique trình diễn trong chương trình "Thời trang và đam mê". Trong nhiều mẫu thiết kế trẻ trung, … [Read more...]
Linh Nga tái xuất sàn múa với ‘Sen’
Chỉ hơn một tháng sau khi sinh con gái đầu lòng, nữ nghệ sĩ đã quay lại sàn tập múa. Hiện cô tất bật cùng đồng nghiệp chuẩn bị cho sô diễn lớn. Tối 21/1, tại TP HCM diễn ra cuộc họp báo công bố chương trình nghệ thuật chủ đề "Sen" do Nhà hát ca múa nhạc dân tộc Bông Sen tổ chức. Linh Nga xúc động khi cùng đồng nghiệp dồn sức cho chương trình nghệ thuật lớn dịp cuối năm. Trong hai đêm nghệ thuật "Sen" diễn ra vào 30-31/1 tại Nhà hát TP HCM, nghệ sĩ Linh Nga không … [Read more...]
Đồng quê trong ngôn ngữ múa
Xem Sương sớm, khán giả như được sống lại thời thơ ấu, được nhìn, nghe, ngửi và cảm nhận được sự chuyển động của thôn quê khi sớm mai. Để thêm yêu và thêm nhớ mảnh đất nơi mình đã sinh ra. Mới đầu, Tấn Lộc có lẽ cũng không nghĩ vở diễn của mình lại thu hút khán giả đến vậy... Hai đêm diễn chật kín khán giả dù vở diễn đã từng được công diễn trước đây cho thấy được sức hút và sự thành công của nó. Sở dĩ Sương sớm thành công đến vậy có lẽ không chỉ nhờ ở tài năng của các nghệ sĩ mà còn ở "tinh thần" mà nó mang lại. "Coi Sương sớm bỗng nhớ về quê nhà, nhất là những tiếng chuông chùa thảnh thót, mùi sả thơm ngào ngạt và tiếng chổi quét soàn soạt rất thân thương". Một khán giả trung niên nhớ lại. Vở diễn là một câu chuyện kể về một buổi sáng trong sương sớm của người nông dân, với những công việc thường ngày quen thuộc như ra đồng làm lúa, xay gạo, chuẩn bị phiên chợ sớm… Nét độc đáo của vở múa đó chính là việc thể hiện hình ảnh người nông dân Việt Nam cần cù chăm chỉ, làm việc … [Read more...]
Múa Tính cách nước ngoài
Múa Tính Cách nước ngoài là một trong những môn học nằm trong chương trình giảng dạy của khoa múa Nước ngoài, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc trên thế giới như: Nga, Ba Lan, ý, Hunggari, Tây Ban Nha, Zigan... thông qua các động tác, những bài tập vịn gióng và ở giữa sàn, các hình thức múa Dân gian, múa Sân khấu, các thể loại múa đơn, múa đôi và múa tập thể. Múa Tính … [Read more...]
Nội dung vở ballet Kẹp hạt dẻ
Nội dung vở ballet dựa theo câu chuyện cổ tích viết cho thiếu nhi "Chiếc kẹp hạt dẻ và vua chuột" của nhà văn Đức E.T.A. Hoffmann. Câu chuyện mở đầu bằng khung cảnh một đêm Giáng sinh, trong không khí đông vui đầm ấm của một gia đình thượng lưu. Clara, cô con gái của chủ nhà, cùng đám trẻ mê mẩn với Drosselmeyer (cha đỡ đầu của Clara) và những món đồ chơi mà ông mang đến. Trong số đồ chơi đó có chiếc kẹp hạt dẻ khiến Clara rất thích thú. Cô bé say sưa với món đồ chơi và khi khách khứa đã ra về hết, Clara ôm món đồ chơi đi ngủ... Từ đây bắt đầu một không gian pha trộn giữa hư và thực, những đan xen của trí tưởng tượng và hiện thật... Lũ chuột cùng vua chuột xuất hiện, chúng nhảy múa hò hét và đánh nhau với các món đồ chơi của Clara. Kẹp hạt dẻ „anh dũng chiến đấu", và cuối cùng - với sự giúp sức của Clara - đã đánh thắng vua chuột, khiến lũ chuột phải rút lui. Lúc này, Kẹp hạt dẻ biến thành chàng hoàng tử đẹp trai, cùng Clara say đắm trong không gian thần tiên ở Xứ sở Mùa Đông của … [Read more...]
Biên đạo múa Tuyết Minh
Bắt đầu từ năm 2002 tới nay, một loạt vở múa được dàn dựng theo phong cách thử nghiệm được trình làng như "Quan âm Thị Kính", "Chiến thắng mùa hoa đào", "Trần Quốc Toản ra quân", "Hai người bạn" hay "Bên trong và bên ngoài"... được trình diễn và nhận được nhiều dư âm tốt từ phía khán giả. Và người đứng đằng sau các vở múa, người chấp nhận mạo hiểm để mở một con đường mới cho múa là biên đạo múa Tuyết Minh. Được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc Nhà hát Thể nghiệm, thuộc trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội từ năm 2005… Hiện tại, chị đang là Chuyên viên Phòng Nghệ thuật Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Cuộc trò chuyện với chị - người được đánh giá là tài năng trẻ của ngành Múa Việt Nam thật nhiều cung bậc cảm xúc đúng như cái môn nghệ thuật mà chị theo đuổi: khóc, cười, lặng thinh, dào dạt đến những biểu cảm không lời về cái nghề của đời mình. Chị nói rằng: "Múa là ngôn ngữ của cơ thể, múa là cách dễ đưa con người đạt đến cảm xúc cao nhất, nó đưa … [Read more...]
Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại
Trang phục là một trong những sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục của riêng mình thể hiện cái hồn của dân tộc. Với dân tộc Việt, trang phục dân tộc qua thời gian luôn thay đổi để thích hợp với từng thời kỳ lịch sử khi sự phân chia, tranh giành quyền lực thường xuyên diễn ra. Có thể nói thời kỳ nhà Lê là thời kỳ thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam khi giai đoạn này xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nhưng nhìn chung các trang phục thời nhà Lê đều có thiết kế khá cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục truyền thống thời kỳ nhà Lê chưa thoát khỏi cái bóng của vùng đất hùng mạnh này. Trang phục của phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc với phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục này không được … [Read more...]
Phản hồi gần nhất