NGHỆ THUẬT MÚA – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc. Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội. Văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng là thực thể tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó mang ý nghĩa văn hóa, xã hội và là đối tượng nghiên cứu khoa học của khoa học xã hội nhân văn, văn hóa học, nghệ thuật học. Chính vì vậy, nghệ thuật múa là đối tượng chính yếu của các công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật múa. Nhận biết, thấu hiểu … [Read more...]

Biểu diễn vở opera – nhạc kịch “Lá đỏ”

Vở Nhạc kịch "Lá đỏ" dự án nghệ thuật lớn nhất trong năm. Cơ hội hiếm để xem, để nghe và cảm nhận 1 tác phẩm opera thuần Việt thai nghén 3 năm, góp sức của 130 nghệ sĩ và kinh phí lên đến 2 tỷ. Nhà hát lớn Hà Nội 3,4/9/2016 chỉ huy PGS. TS. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội Nhạc Sỹ Việt Nam. Nhạc kịch Opera "Lá đỏ" được lấy cảm hứng từ một tứ thơ được phổ nhạc với hình ảnh vừa lãng mạn, vừa hào hùng của nhà thơ Nguyễn Đình Thi … [Read more...]

NSND Vũ Việt Cường: Nhớ một thời biểu diễn trong lửa đạn

Sân khấu đặt ngay trên chiến hào, trong ánh đèn măng-sông, những nghệ sĩ vẫn hết mình biểu diễn cho đồng bào và bộ đội xem. Đang diễn, máy bay địch tới, diễn viên phải giật vội phông màn, đeo balô cùng súng đạn tất tả chạy về cứ... Đó là kỷ niệm không thể quên thời tham gia văn công giải phóng của biên đạo múa, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Việt Cường.  Những tấm lòng nghệ sĩ vì miền Nam ruột thịt Năm 1965, khi mới 21 tuổi, nghệ sĩ múa … [Read more...]

NSƯT Ngân Quý – Bền bỉ 70 năm với ngành múa

Ngành múa nước ta từng ghi nhận những tên tuổi như các nghệ sĩ Hoàng Châu, Thái Ly, Phùng Nhạn, Thúy Quỳnh, Hoàng Điệp, Lệ Cung, Nguyễn Đình Tích, Ngân Quý... Mỗi người đóng góp trong từng lĩnh vực khác nhau như quản lý, biên  đạo, biểu diễn, giảng dạy... nhưng với riêng Ngân Quý, đóng góp của bà lại mở rộng ở rất nhiều lĩnh vực, từ biểu diễn, biên đạo, nghiên cứu - sưu tầm cho đến giảng dạy và quản lý. Bền bỉ 70 năm với ngành … [Read more...]

Biểu diễn múa đương đại “Chạm tay vào quá khứ”

Hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền nam - Thống nhất đất nước, Nhà hát Giao hưởng Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu Chương trình nghệ thuật GIAI ĐIỆU TỔ QUỐC. Phần 1 bao gồm các sáng tác của nhạc sĩ Việt Nam như Hồ Bắc, Đặng Hữu Phúc, Huy Du, Trần Vương Thạch, Trần Mạnh Hùng, Vũ Việt Anh... được thể hiện bởi các nghệ sĩ đến từ Đoàn nhạc kịch và Dàn nhạc Giao hưởng HBSO, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng … [Read more...]

Sáng tác múa đề tài lịch sử: Giàu có nhưng khó làm!

"Sáng tác múa về đề tài lịch sử: Khó hay dễ?" và "làm sao để hài hòa giữa tư duy lịch sử và tư duy sáng tạo nghệ thuật trong tác phẩm múa" là những vấn đề cơ bản được đưa ra thảo luận trong hội thảo chuyên đề "Sáng tác múa với đề tài lịch sử và chiến tranh cách mạng" diễn ra ngày 4/4, tại Hà Nội. Đòi hỏi khắt khe Theo tiến sỹ lịch sử-biên đạo múa Nguyễn Thành Đức: "Lịch sử là quá trình hình thành, phát triển tộc người. Đặc thù của lịch sử là những điều có thật-sự thật lịch sử, thuộc về quá khứ. Lịch sử đã đi qua để lại cho con người một gia tài về tri thức quý giá."Những ý kiến cho rằng việc sáng tác múa về đề tài lịch sử là việc "dễ làm" lý giải: Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc với bao sự kiện, nhân vật hào hùng là kho đề tài phong phú cho các nhà biên đạo múa khai thác mà không lo cạn vốn. Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề khai thác tư liệu lịch sử để phục vụ việc sáng tạo tác phẩm múa như thế nào là hợp lý, nhà nghiên cứu Thái Phiên bày tỏ: "Người sáng tác … [Read more...]

Bàn về trang phục bộ đội trong các hội diễn

Những năm gần đây, một số tiết mục bộ đội Trường Sơn lại mặc đồ rằn ri trong các hội diễn. Có người cho là phản cảm, có người cho rằng "quân phục rằn ri là của bộ đội Việt Nam hiện nay nên đương nhiên là diễn được". Bản thân nhiều giám khảo cũng lúng túng vì không biết chấm thế nào cho đúng. Vì vậy tôi xin bàn luận một chút để hiểu rõ hơn việc có nên hay không khi xây dựng hình tượng bộ đội Trường Sơn mặc rằn ri trên sân khấu. Tìm hiểu về "rằn ri" Vào thế chiến thứ hai, các chuyên gia quân sự Mỹ đã thiết kế cho lính biệt kích loại trang phục ẩn nấp có tên gọi là Camouflage (rằn ri). Họ nghiên cứu từ cách ẩn náu của một loại cá "Peacock Flounder" ở vùng biển Hawai: khi chúng bơi sát đáy thì cơ thể đổi màu theo đá hoặc san hô bên dưới, khiến chúng giống như "tàng hình" và khó phát hiện. Chính vì vậy màu rằn ri được mô phỏng bề mặt đất đá nơi trận địa chứ không phải màu cây rừng như nhiều người thường nghĩ. Và quân phục rằn ri cũng có nhiều màu cho phù hợp với thổ nhưỡng nơi … [Read more...]

Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam

Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]

Đôi giày tập múa của NSND Thái Ly

Có một đôi giày tập múa từng được nghệ sĩ Thái Ly mang theo bên mình từ khi rời Trường Múa Bắc Kinh sau 6 năm học tập ở đây, rồi về Hà Nội công tác, lại cùng vượt Trường Sơn về Nam (1965)… Năm 1974, trong một dịp đi công tác, Hiệu trưởng Trường Múa Bắc Kinh đã xin nhà biên đạo Thái Ly đôi giày ấy để trưng bày trong phòng truyền thống của nhà trường. Vinh dự này không dễ có, bởi dõi theo bước chân của người sinh viên tốt … [Read more...]

Hai nghệ sĩ từ một mái nhà

Hai thiếu niên năm ấy của Yên Bái lọt vào mắt tuyển chọn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khẳng định tài năng của mình theo thời gian. Họ cùng có mặt, hòa mình trong những đoàn quân xung trận, những chiến trường ác liệt nhất để chuyển tải những tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào lòng người qua những bài ca, điệu múa. Đó là anh em nghệ sĩ Thanh Đính-Như Bình. Hơn nửa thể kỷ hát vì hòa bình Khi chưa trở thành diễn viên chính thức của Đoàn VCNDTW, Thanh Đính đã là thành viên của đội văn nghệ thiếu nhi của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hát những bài: "Cùng nhau đi hồng binh", "Diệt phát xít", "Lên đàng"… trong buổi mít tinh tại chùa Linh Thông chào mừng lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đầu tiên của xã ngày 2-7-1945. Cũng trong thời kỳ này, Thanh Đính làm liên lạc ở Đại đội 204 Bình Quang; sau được chọn và học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của những người thầy nghệ thuật của Đoàn VCNDTW, tài năng của Thanh Đính được phát huy qua những lần biểu diễn ở Nhà hát Lớn … [Read more...]