Là con gái rượu của cặp đôi trong làng múa Việt Nam: Đặng Hùng - Vương Linh, Linh Nga sau 10 năm du học tại Học viện múa Bắc Kinh (Trung Quốc) đã về nước và tỏa sáng như một chuyện đương nhiên. Ngọc nữ của làng múa, hoa hậu ballet là những danh hiệu khán giả mặc nhiên dành cho Linh Nga. Nhẹ nhàng, duyên dáng nhưng kiên quyết không chia sẻ về chuyện hôn nhân. Nguyên tắc của Nga là thế. - Công việc của Linh Nga dạo này thế nào? - Sau show Vũ, tôi vẫn hoạt động tại Nhà … [Read more...]
Chuyện kể những chiếc giày 2010
Xin giới thiệu với khán giả một số hình ảnh trong đêm diễn Chuyện kể những chiếc giày tại TP HCM tối 3/8. Đây là lần công diễn thứ ba sau hai lần công diễn rất thành công vào tháng 9 và 11-2009. "Chuyện kể những chiếc giày" là câu chuyện về những chiếc giày của các nghệ sĩ múa; là câu chuyện của chính các diễn viên múa về sự đam mê, nhẫn nại và cả những hy sinh để theo nghề. Nghệ sĩ Ngô Thụy Tố Như thể hiện tâm trạng của người nghệ sĩ hồi tưởng về những giây phút thăng hoa trên chiếc giày đế mềm của diễn viên múa trong tiết mục "Kỷ niệm". Chương trình lần này đánh dấu sự trở lại của diễn viên múa Thùy Chi. Bên cạnh biên đạo múa Tấn Lộc còn có sự tham gia của biên đạo-diễn viên múa Vũ Ngọc Khải trở về từ Munich (Đức) và các biên đạo, diễn viên: Noriko Kuroe, Tố Như, John Huy Trần, Bảo Trung, Minh Tâm... cùng với 30 diễn viên của vũ đoàn Arabesque và 10 học sinh trường múa. Phần âm nhạc của các nhạc sĩ, ban nhạc: Tôn Thất An, Tạ Tôn, Hibiki Inamoto, Apocalyptica, Secret … [Read more...]
Những chiếc giày kể chuyện đời
Trong lúc vở múa vẫn đang diễn ra trên sân khấu Nhà hát TP HCM, ngồi ở hàng ghế khán giả, có những khoảnh khắc tôi đã nghĩ về hình ảnh một vòng tròn. Những vòng tròn được người nghệ sĩ - trong suốt cuộc đời- vẽ ra không biết bao nhiêu lần trên sàn gỗ, trên không trung… mà những ngón chân chính là cây cọ vẽ tinh tế nhất. "Câu chuyện của những chiếc giày" (diễn ra vào cuối năm 2009) theo một cách nào đó, đã vẽ nét đầu tiên của chiếc vòng tròn ấy, bắt đầu từ tiết mục mở màn "Chuyện sàn tập"… Ngôn ngữ múa từ lâu không phải là thứ ngôn ngữ dành cho số đông và đó là thứ áp lực lớn nhất mà đạo diễn- biên đạo múa Tấn Lộc phải vượt qua bằng một cách kể giản dị, đời thường. Làm sao để ngay cả người không am hiểu nhiều về nghệ thuật múa lắm vẫn tìm thấy sự đồng cảm, chân thành với những hình ảnh đang trình diễn trước mắt họ. Bởi "Câu chuyện của những chiếc giày" không hề được làm ra để tôn vinh một cá nhân nào, nó là câu chuyện của mẫu số chung, của nước mắt, mồ hôi, nỗi đau … [Read more...]
Phản hồi gần nhất