"Chuyện kể những chiếc giày" thời lượng dài gần hai giờ, quy tụ 32 diễn viên người lớn và 18 diễn viên thiếu nhi, do vũ đoàn Arabesque thực hiện, sẽ công diễn vào hai đêm 2 - 3/8/2011 tại Nhà hát lớn TP.HCM. Chuyện kể những chiếc giày của đạo diễn Nguyễn Tấn Lộc, từng được công diễn lần đầu vào tháng 9-2009 và nhận được sự cổ vũ nồng nhiệt của khán giả. Toàn bộ vở diễn là những câu chuyện rời được … [Read more...]
Biên đạo múa: Không thiếu nhưng mà yếu
Có thể nói chưa bao giờ múa, nhảy được phát huy như hiện nay. Nhưng theo đó, chúng đã bị buông lỏng về chất lượng nghệ thuật qua các bàn tay biên đạo nghiệp dư đang mọc lên như nấm sau mưa. Ai cũng có thể dựng múa, ai cũng có thể dạy nhảy, ở bất cứ đâu, tạo nên sự xô bồ, không kiểm soát nổi. Đó là sự nan giải sau vấn nạn ca nhạc thị trường bùng phát. Một tiết mục trong Đêm Nghệ thuật múa đương đại Pháp-Việt. Thời gian gần đây, không ít người đứng ra tự quảng cáo mình, nào là "Dàn dựng chương trình, biên đạo múa gồm những điệu nhảy hiện đại", nào là "múa dân gian, ballet...". Họ tự nhận là những thanh niên đầy nhiệt huyết và được đào tạo bài bản về chuyên môn. Xem ra lực lượng biên đạo múa này ắt phải đông đảo lắm, họ hoạt động khắp nơi với mọi chương trình, từ múa minh họa ca nhạc, thời trang, hội nghị đến các sự kiện hoạt động xã hội. Vậy mà, các nhà chuyên môn đều kêu, biên đạo múa Việt Nam còn nhiều hạn chế, hoặc rất thiếu biên đạo múa. Vậy đâu là sự thật? Và các biên đạo … [Read more...]
Thùy Chi – Tôi sống được bằng nghề múa
Về thăm nhà nhân kỳ nghỉ hè sau một năm học biên đạo múa ở Bắc Kinh, Thùy Chi bảo mình như cá gặp nước vì được múa và… ăn Kết thúc vở múa Chuyện kể những chiếc giày tại Nhà hát Thành phố vào tối 3-8, các diễn viên từ trên sân khấu bước xuống khán phòng. Nhận được lời cảm ơn của khán giả vì vừa đem đến những cảm xúc quá tuyệt vời, Thùy Chi và đồng nghiệp sung sướng lắm. Sau khi chụp ảnh cùng khán giả, có ba người lặng lẽ đứng chờ một góc để chúc mừng cô diễn viên múa này. Đó là bố, NSND Tạ Bôn; mẹ, Nhà giáo Nhân dân Kim Dung và anh trai, nghệ sĩ violon Tạ Tôn, của Thùy Chi . Cùng với những gì vừa xem trên sân khấu, hình ảnh đẹp về một gia đình nghệ sĩ ấy làm nhiều khán giả xúc động. Tôi hẹn gặp Thùy Chi tại một quầy cà phê gần Trường Múa thành phố. Cô đến sớm và nhắn tin cho tôi: "Em đến rồi. Hôm nay tập xong sớm. Anh lái xe cẩn thận nhé!" Tin nhắn làm tôi ngạc nhiên vì chưa gặp nhau lần nào nhưng cô đã bày tỏ sự quan tâm như vậy. Tôi mở đầu câu chuyện bằng cấu hỏi … [Read more...]
Chuyện kể những chiếc giày 2010
Xin giới thiệu với khán giả một số hình ảnh trong đêm diễn Chuyện kể những chiếc giày tại TP HCM tối 3/8. Đây là lần công diễn thứ ba sau hai lần công diễn rất thành công vào tháng 9 và 11-2009. "Chuyện kể những chiếc giày" là câu chuyện về những chiếc giày của các nghệ sĩ múa; là câu chuyện của chính các diễn viên múa về sự đam mê, nhẫn nại và cả những hy sinh để theo nghề. Nghệ sĩ Ngô Thụy Tố Như thể hiện tâm trạng của người nghệ sĩ hồi tưởng về những giây phút thăng hoa trên chiếc giày đế mềm của diễn viên múa trong tiết mục "Kỷ niệm". Chương trình lần này đánh dấu sự trở lại của diễn viên múa Thùy Chi. Bên cạnh biên đạo múa Tấn Lộc còn có sự tham gia của biên đạo-diễn viên múa Vũ Ngọc Khải trở về từ Munich (Đức) và các biên đạo, diễn viên: Noriko Kuroe, Tố Như, John Huy Trần, Bảo Trung, Minh Tâm... cùng với 30 diễn viên của vũ đoàn Arabesque và 10 học sinh trường múa. Phần âm nhạc của các nhạc sĩ, ban nhạc: Tôn Thất An, Tạ Tôn, Hibiki Inamoto, Apocalyptica, Secret … [Read more...]
Những chiếc giày kể chuyện đời
Trong lúc vở múa vẫn đang diễn ra trên sân khấu Nhà hát TP HCM, ngồi ở hàng ghế khán giả, có những khoảnh khắc tôi đã nghĩ về hình ảnh một vòng tròn. Những vòng tròn được người nghệ sĩ - trong suốt cuộc đời- vẽ ra không biết bao nhiêu lần trên sàn gỗ, trên không trung… mà những ngón chân chính là cây cọ vẽ tinh tế nhất. "Câu chuyện của những chiếc giày" (diễn ra vào cuối năm 2009) theo một cách nào đó, đã vẽ nét đầu tiên của chiếc vòng tròn ấy, bắt đầu từ tiết mục mở màn "Chuyện sàn tập"… Ngôn ngữ múa từ lâu không phải là thứ ngôn ngữ dành cho số đông và đó là thứ áp lực lớn nhất mà đạo diễn- biên đạo múa Tấn Lộc phải vượt qua bằng một cách kể giản dị, đời thường. Làm sao để ngay cả người không am hiểu nhiều về nghệ thuật múa lắm vẫn tìm thấy sự đồng cảm, chân thành với những hình ảnh đang trình diễn trước mắt họ. Bởi "Câu chuyện của những chiếc giày" không hề được làm ra để tôn vinh một cá nhân nào, nó là câu chuyện của mẫu số chung, của nước mắt, mồ hôi, nỗi đau … [Read more...]
Phản hồi gần nhất