Kịch múa: Mệnh trời tình đất + Tác giả kịch bản: NSND Ứng Duy Thịnh + Tổng đạo diễn: NSND Chu Thúy Quỳnh (Chủ tịch Hội nghệ sĩ múa Việt Nam) + Biên đạo múa: NSUT Ngọc Bích; NSUT Kim Chung; Thanh Nam; Quỳnh Dương + Âm nhạc: NSƯT Quang Vinh, Đức Trịnh +Âm thanh - Ánh sáng: Thanh Bình +Quay phim: Phan Anh Bảng phân vai: -- Huy Thông trong vai Vua Lý Công Uẩn -- Bé Thắng trong vai Vua Lý Công Uẩn thời thơ ấu -- Quỳnh Dương trong vai Rồng Vàng -- Mạnh Linh trong vai Vua Lê Ngoạn Triều -- Tuyết Anh trong vai Cô hàng nước -- Thành … [Read more...]
Mệnh trời tình đất
Ngày 27/12/2012, tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, vở kịch múa Mệnh trời tình đất đã được ra mắt khán giả đúng vào dịp Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Nhà hát đã thu hút được đông đảo sự quan tâm, khen ngợi, đánh giá cao của các nhà chuyên môn cũng như khán giả yêu nghệ thuật. Đây là món quà tri ân khán giả đã dành cho Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam những tình cảm yêu mến trong suốt thời gian qua. "Mệnh trời tình đất" là vở kịch múa thứ hai do Nhà hát Ca, Múa, Nhạc Việt Nam thực hiện sau vở kịch múa Tấm Cám được xây dựng và biểu diễn thành công cách đây 50 năm và là tác phẩm đầu tiên của Việt Nam được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Một số hình ảnh biểu diễn của kịch múa " Mệnh trời tình đất ": Tuyết Anh trong vai Cô hàng nước Biên đạo Quỳnh Dương trong vai Rồng Vàng Vua Lý Công Uẩn thời thơ ấu do Bé Thắng đóng Thành Công trong vai Sư Vạn Hạnh; Huy Thông trong vai Vua Lý Công Uẩn Mạnh Linh trong vai Vua Lê Ngoạn Triều NSUT Đình Chuyên trong vai Ông Lão … [Read more...]
Đôi giày tập múa của NSND Thái Ly
Có một đôi giày tập múa từng được nghệ sĩ Thái Ly mang theo bên mình từ khi rời Trường Múa Bắc Kinh sau 6 năm học tập ở đây, rồi về Hà Nội công tác, lại cùng vượt Trường Sơn về Nam (1965)… Năm 1974, trong một dịp đi công tác, Hiệu trưởng Trường Múa Bắc Kinh đã xin nhà biên đạo Thái Ly đôi giày ấy để trưng bày trong phòng truyền thống của nhà trường. Vinh dự này không dễ có, bởi dõi theo bước chân của người sinh viên tốt … [Read more...]
Liệt sĩ – NSƯT Thanh Tùng với “Cánh chim Mặt trời”
Bốn mươi năm trước, một nghệ sĩ múa tài ba tương lai đang rộng mở, một nghệ sĩ mà tên của anh gắn với tác phẩm "Cánh chim và mặt trời" của cố NSND Thái Ly đã ngã xuống ở tuổi 25. Chàng trai Hà Nội ấy đã hi sinh khi tài năng đang chớm nở, hứa hẹn những mùa hoa thơm trái ngọt. Nguyễn Thanh Tùng quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Nguyễn Huy Hội, cán bộ Bộ Ngoại thương; mẹ là bà Hà Thị Phú, cán bộ Bộ Nội … [Read more...]
NSND Chu Thuý Quỳnh – Ngôi sao múa đến từ phương Đông
Những năm 60 của thế kỷ trước, người ta nói đi xem Đoàn ca múa Trung ương diễn là đi xem Thuý Quỳnh diễn. Điều đó đủ biết sự ái mộ mà công chúng dành cho solist của Đoàn ca múa Trung ương lớn đến mức nào. Vào đoàn từ năm 14 tuổi, Chu Thuý Quỳnh vẫn còn là cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi, còn chưa biết gì đến khái niệm yêu nghề, say nghề. Lúc ấy, nghệ sỹ múa Nguyễn Mạnh Hùng nói với các nghệ sỹ trong đoàn: "Con bé Quỳnh mải chơi lắm, giờ học thì nó ngủ gật, hết giờ thì đi đánh chuyền, đánh đáo chẳng tập luyện gì. Thôi cho nó về". Nhưng may mắn có người bác đi: "Nó ham chơi nhưng được cái nhanh nhạy, dạy gì nó cũng nhớ, động tác nào nó cũng làm được. Chờ nó lớn nó sẽ có ý thức". Quả thực, cả đoàn không phải chờ quá lâu, chỉ 2 năm sau, Chu Thuý Quỳnh đã bật lên thành một ngôi sao sáng trong đoàn, được đứng trong đội múa chính thức diễn giao lưu với đoàn Triều Tiên với sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng sau này, … [Read more...]
Ký ức về một người thầy
Có một con người đã từng phấn đấu vươn lên đầy trí lực và say mê tâm huyết với nghề biên đạo múa, người đã đặt nền móng cho những bước đi ban đầu của Trường Múa TP HCM, đó là cố NSND Thái Ly. Được công chúng biết đến như một tài năng sáng tạo xuất sắc vào những thập niên của thế kỷ trước, kể từ những năm sáu mươi trở đi ông là giảng viên, biên đạo của ngành Múa Việt Nam. Ông không những đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh mà còn sáng tác nhiều chương trình, tác phẩm đạt những giải thưởng cao quý. Nói đến cố NSND Thái Ly phải nói đến ngôn ngữ Múa của ông: Trữ tình, đằm thắm, sôi động, uyển chuyển, mãnh liệt, cháy bỏng tình yêu đất nước, tôn vinh vẻ đẹp con người. Mỗi tác phẩm của ông đều có những tìm tòi sáng tạo với cách nhìn độc đáo mà ẩn dụ ý tưởng sâu xa. Kết hợp nhuần nhuyễn chất liệu múa dân gian dân tộc với nghệ thuật ballet hiện đại, là yếu tố mang đến thành công rực rỡ cho ông, chinh phục hàng triệu con tim trong và ngoài nước. Ông có những tác phẩm nổi tiếng như: "Bả Khó", … [Read more...]
Đôi dòng suy ngẫm về “Cánh chim và ánh sáng mặt trời”
Tôi là kẻ hậu bối sinh ra sau khi NSND Thái Ly đã qua đời. Chính vì vậy, những gì tôi biết đến chỉ còn là những giai thoại về ông và tác phẩm "Cánh chim và ánh sáng mặt trời". Năm 1996 tôi có thử tập luyện tác phẩm này, nhưng vì lúc đó mới hai mươi tuổi, chỉ vừa ra trường nên cả tinh và lực đều chưa đủ để thực hiện tác phẩm. Giờ nghĩ lại, mới thấy mình thật may mắn vì đã không biểu diễn một lần nào. Bởi làm sao một thanh niên trẻ tuổi, với kiến thức về con người, cuộc đời, xã hội còn non nớt như tôi có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, khát vọng của bậc tiền bối. Chưa kể qua thời gian, nó đã không còn nguyên vẹn như xưa khi trải qua biết bao lần chuyền đi chuyền lại. Ngay cả bây giờ, khi tôi đã ngoài ba mươi, cũng đã kinh qua nhiều thứ trong đời, cũng hiểu hơn về nhân tình thế thái, nhưng tôi nghĩ mình cũng chưa đủ để hiểu và cảm thụ hết được về sự đau đớn, về khát vọng tự do, khát vọng sống trong con người cũng như tác phẩm của ông. Nếu linh thiêng, có lẽ ông cũng sẽ mỉm cười nơi … [Read more...]
Chuyện của Tấm và Cám
Tròn 50 năm sau thành công vang dội của vở kịch múa đầu tiên-"Tấm Cám", năm nay Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam mới dàn dựng vở kịch múa thứ hai mang tầm vóc để chào mừng 60 năm thành lập Nhà hát với tựa đề "Mệnh trời tình đất". Là thành viên chỉ đạo nghệ thuật, trong ngày khởi công vở múa, NSND Chu Thúy Quỳnh bồi hồi nhớ lại... Cánh Nhạn vẫn tung bay Từ một cô gái thổi sáo, Phùng Nhạn được biên đạo Hoàng Châu phát hiện có tài năng múa, và tên tuổi của Phùng Nhạn nổi lên như một hiện tượng trong làng nghệ thuật múa Việt Nam thời bấy giờ. Đó là chuyến phục vụ Đại hội mừng công Sư đoàn 308 ở Thái Nguyên, tháng 7-1954 qua vai diễn trong vở ca kịch "Chị Tấm anh Điền", "Chiến thắng Nghĩa Lộ", múa solo trong điệu múa "Nậm" (múa bình rượu), "Quạt Thái Tây Bắc" của biên đạo Hoàng Châu với những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ngày ấy Phùng Nhạn ở tuổi đẹp nhất của thời con gái, 17 tuổi. Gần hai tháng phục vụ nhân dân Thủ đô bằng những chương trình, tiết mục múa ấn tượng, Phùng Nhạn được … [Read more...]
Những ngôi sao sáng của âm nhạc Việt Nam
Người thầy đầu tiênNhớ về những người thầy của mình, NSƯT Như Bình bảo rằng, ông luôn biết ơn Viện sĩ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ngày đó, khi Như Bình đang còn say sưa bên những bài giảng của thầy cô ở trường cấp 2 Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, thì nhóm nghệ sĩ Đoàn văn công nhân dân Trung ương (VCNDTW) mà nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm trưởng đoàn đến trường tuyển chọn diễn viên. Từ gần trăm học sinh của trường, nhạc sĩ Lưu Hữu … [Read more...]
NSND Thái Ly
NSND Thái Ly (6 tháng 7 năm 1930 - 6 tháng 4 năm 1992) là một biên đạo múa Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ lớn, một trong những người đặt nền móng cho nghệ thuật múa Việt Nam với những tác phẩm và kịch múa kinh điển như Đôi bờ, Cánh chim và ánh mặt trời, Katu, Bả Khó... Ông còn là một giáo sư, một nhà lí luận phê bình về múa. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996) và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984). Tiểu … [Read more...]
Phản hồi gần nhất