NGHỆ THUẬT MÚA – ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghệ thuật múa là một trong những loại hình nghệ thuật sớm nhất của loài người, gắn bó với con người từ thời nguyên thủy. Trải qua tiến trình hình thành, phát triển văn hóa nghệ thuật của con người, múa hiện diện là một thành tố văn hóa qua mọi thời kỳ. Trong tiến trình lịch sử ấy, nghệ thuật múa luôn phát triển, ngày một hoàn thiện những chức năng, đặc trưng nghệ thuật, hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc. Nghệ thuật múa là biểu hiện trình độ, tri thức văn hóa, tư duy thẩm mĩ, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các tộc người Việt Nam. Nó tham gia vào nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng, như phong tục, tập quán, đời sống văn hóa tâm linh và lễ hội. Văn hóa nói chung, nghệ thuật múa nói riêng là thực thể tồn tại trong đời sống xã hội. Từ đó mang ý nghĩa văn hóa, xã hội và là đối tượng nghiên cứu khoa học của khoa học xã hội nhân văn, văn hóa học, nghệ thuật học. Chính vì vậy, nghệ thuật múa là đối tượng chính yếu của các công trình nghiên cứu khoa học nghệ thuật múa. Nhận biết, thấu hiểu … [Read more...]

Hòa nhạc và múa ballet “Đêm Mùa xuân”

Mời các bạn thưởng thức chương trình hòa nhạc và múa ballet "Đêm Mùa xuân" tại Nhà hát lớn Hà Nội trong tháng 1 tới đây. CHƯƠNG TRÌNH 1. Khúc dạo đầu Rossini "William Tell" 2. Aria của Rossini Don Bassilio từ vở opera "Il barbiere di Siviglia" Bariton: Manh Dũng 3. Nguyễn Thiếu Hoa "Concerto Thăng Long" cho Sáo và Dàn nhạc Độc tấu sáo - Hoàng Anh 4. Cavatina Rossini Rossina từ vở opera "Il barbiere di Siviglia" Soprano: Thăng Long 5. Tchaikovsky Valse từ vở ballet "Công chúa ngủ trong rừng" 6' 6. Verdi La Gitana-Chorus từ vở opera "Travatore" 7. Mozart Finale Chorus từ vở opera … [Read more...]

Thực tiễn và sáng tạo tác phẩm múa

Nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam, đã đạt nhiều thành tựu theo dòng chảy của lịch sử cách mạng, đáng khích lệ và tự hào. Những thành tựu ấy được tạo nên bởi nhiều thế hệ nghệ sĩ múa đầy tâm huyết với nghề, với con đường sự nghiệp đã chọn. Có thể nói con đường ấy, sự nghiệp ấy đã gắn bó với đời người nghệ sĩ luôn phấn đấu cho sự nghiệp múa cách mạng Việt Nam, những nghệ sĩ ấy có thể quy thành 5 thế hệ … [Read more...]

Nguyễn Văn Quang Nghệ sỹ và Nhà quản lý

Đã hơn nửa thế kỷ đi qua, biết bao mùa lá rụng, biết bao mùa hoa phượng nở và biết bao nhiêu ngôi sao nghệ thuật khoe sắc từ nơi đây. Nơi rèn luyện, nơi ươm mầm, những tài năng dưới mái ấm tình thương, dưới mái trường nghệ thuật để một thời không thể nào quên. Ai đã được khởi nghiệp từ đây, quên sao được Trường Múa tràn đầy yêu thương, đầy ắp những kỷ niệm thời ấu thơ... Hôm nay đến trường, đứng trước những tòa nhà cao, rộng, trước một nhà hát xây dựng để phục vụ luyện tập và biểu diễn sừng sững, hoành tráng, không thể không không nhớ lại ngày xưa. Ngày xưa ấy là những mái nhà tranh, vách đất, đường đi cỏ xanh mà vẫn rộn ràng tiếng đàn, tiếng hát, nhịp múa xuyên qua những năm tháng. Nhớ lại các thế hệ học trò đàn anh, đàn chị, nhớ các thầy, cô, tất cả vì học trò thân yêu. Nhớ lại những thế hệ lãnh đạo của trường, những người xây móng đắp nền cho một ngôi trường từ những ngày đầu khởi nghiệp. Vẫn còn đó, thầy Hoàng Châu, Thái Ly, Nguyễn Thường, Lê Thương, Lê Đức Vân, cô Đỗ Thị Phương … [Read more...]

Khát vọng hơn nửa thế kỷ của Trường cao đẳng Múa Việt Nam

Trường cao đẳng Múa Việt Nam là cái nôi đào tạo diễn viên múa hàng đầu của cả nước và đã có bề dày truyền thống hơn nửa thế kỷ kết tinh những thành quả đào tạo các nghệ sĩ, diễn viên múa. Ðây cũng là bước tạo đà để thực hiện khát vọng hướng tới xây dựng Học viện nghệ thuật Múa Việt Nam. Từ ngày thành lập đến nay, Trường cao đẳng Múa Việt Nam đã đào tạo được hàng nghìn diễn viên múa, cung cấp kịp thời và đáp ứng có hiệu quả việc xây dựng nhiều đơn vị nghệ thuật trong cả nước, trong đó có những đơn vị cấp quốc gia. Ngoài ra, trường còn cung cấp cho phong trào múa quần chúng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn làm tốt công tác quản lý, tổ chức phong trào múa quần chúng ở các cung văn hóa, nhà văn hóa, cung thiếu nhi của các tỉnh, thành phố. Những ngày đầu thành lập trường, cơ sở vật chất, trang thiết bị nghèo nàn, thiếu thốn, hoạt động trong điều kiện chiến tranh. Chương trình, giáo trình giảng dạy lúc này còn sơ sài. Các thế hệ giáo viên không quản ngại khó khăn gian khổ đi … [Read more...]

Tác phẩm múa hiện đại với công chúng

Văn hóa nghệ thuật Việt Nam thời hiện đại, có những bước chuyển biến mới về nhiều lĩnh vực, với xu thế giao lưu, hội nhập văn hóa, trong nền kinh tế thị trường. Sự chuyển biến mới đáp ứng sự đòi hỏi, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của xã hội, của công chúng, nó phát triển có tính quy luật của thời đại, của tâm sinh lí con người. Mỗi thời đại con người có sự phát triển tư duy, trí tuệ, năng lực tiếp nhận, chọn lọc những giá trị văn hóa nghệ thuật do con người sáng tạo. Những giá trị ấy đem lại sự hưởng thụ cho con người, cho xã hội mà họ đang sống và tồn tại. Thời đại mới, con người lại sáng tạo những loại hình, những hình thức nghệ thuật mới mà đời sống xã hội đòi hỏi. Có cầu sẽ có cung, cung cầu là có tính quy luật của mỗi thời đại. Chính vì vậy thời đại mới nảy sinh sáng tạo mới, mà múa hiện đại là một thực tế tồn tại khách quan, là một nhu cầu của xã hội, của con người trong thời đại. Chính vì vậy nhiều thập kỉ qua múa hiện đại ở Việt Nam đã phát triển và đạt những kết quả … [Read more...]

Múa tín ngưỡng của tộc người Xtiêng

Tín ngưỡng là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, nó tồn tại lâu đời trong tiến trình hình thành phát triển văn hóa của từng tộc người. Tín ngưỡng là một nhu cầu trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người, nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng, giải thoát của nhiều tộc người thiểu số. Bởi vậy, tín ngưỡng gắn bó với quá trình vòng đời của mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Người Xtiêng quan niệm rằng "vạn vật hữu linh" tất cả đều linh thiêng đều có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải có cúng lễ cầu, mong thần ban phúc. Trong các thần được tôn thờ và quan trọng là thần Yang Liêng, thần khai sáng các vùng đất của người Xtiêng, sau đó là thần lúa (Tut ba) có nơi còn gọi là mẹ lúa. Quá trình thực hiện tín ngưỡng là quá trình phản ánh các nội dung về tín ngưỡng, phù hợp với các nghi lễ, luật tục của từng tộc người. Từ đó người Xtiêng đã hình thành các loại tín ngưỡng … [Read more...]

Tác phẩm Múa: Cánh chim và ánh sáng Mặt trời

PGS. NSND Thái Ly - nhà biên đạo tài năng tiêu biểu của nền nghệ thuật múa hiện đại Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác của ông vô cùng lớn lao. Ông đã sáng tạo những tác phẩm Múa có giá trị nghệ thuật cao, phản ánh chân thực cuộc sống hào hùng của dân tộc, phản ánh tinh thần thời đại. Tác phẩm của NSND Thái Ly hàm chứa những tư tưởng sâu sắc mang tính nhân văn và tính thời đại, được trình bày trong một cấu trúc hoàn chỉnh với sự sáng … [Read more...]

NSND Lê Ngọc Canh: “Công sức của tôi chỉ đứng… thứ ba trong vinh dự này”

Hẹn gặp NSND Lê Ngọc Canh đúng vào ngày ông có lịch tiêm ở Bệnh viện Việt - Xô và chuẩn bị hành lý cho chuyến công tác dài ngày ở tận miền Nam. Nhìn lịch làm việc dày đặc, nghe câu chuyện hồn nhiên, nhẹ nhõm của ông, thật khó để người viết bài tin rằng người nghệ sĩ, nhà sưu tầm-nghiên cứu múa dân tộc đang ngồi trước mặt đã ở vào độ tuổi 80. Người ta gọi tôi là "chuyên gia đánh bắt xa bờ"Thưa, trên đường đến … [Read more...]