Trong lúc vở múa vẫn đang diễn ra trên sân khấu Nhà hát TP HCM, ngồi ở hàng ghế khán giả, có những khoảnh khắc tôi đã nghĩ về hình ảnh một vòng tròn. Những vòng tròn được người nghệ sĩ - trong suốt cuộc đời- vẽ ra không biết bao nhiêu lần trên sàn gỗ, trên không trung… mà những ngón chân chính là cây cọ vẽ tinh tế nhất. "Câu chuyện của những chiếc giày" (diễn ra vào cuối năm 2009) theo một cách nào đó, đã vẽ nét đầu tiên của chiếc vòng tròn ấy, bắt đầu từ tiết mục mở màn "Chuyện sàn tập"… Ngôn ngữ múa từ lâu không phải là thứ ngôn ngữ dành cho số đông và đó là thứ áp lực lớn nhất mà đạo diễn- biên đạo múa Tấn Lộc phải vượt qua bằng một cách kể giản dị, đời thường. Làm sao để ngay cả người không am hiểu nhiều về nghệ thuật múa lắm vẫn tìm thấy sự đồng cảm, chân thành với những hình ảnh đang trình diễn trước mắt họ. Bởi "Câu chuyện của những chiếc giày" không hề được làm ra để tôn vinh một cá nhân nào, nó là câu chuyện của mẫu số chung, của nước mắt, mồ hôi, nỗi đau … [Read more...]
Phản hồi gần nhất