Múa là một loại hình nghệ thuật được biết đến như là "á quân" về sự khổ luyện chỉ sau nghề biểu diễn xiếc. Với nghệ thuật, người ta thường nói càng có tuổi thì nghề càng "chín", nhưng với múa, các nghệ sĩ luôn có một cuộc chạy đua với… tuổi của mình. Nghề không đợi tuổi Để trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp là cả một quá trình khổ luyện đầy gian truân và khắc nghiệt. Những cô bé, cậu bé có niềm đam mê với … [Read more...]
Vũ kịch Kẹp hạt dẻ trở lại
Cùng với "Hồ thiên nga" và "Người đẹp ngủ trong rừng", "Kẹp hạt dẻ" của Tchaikovsky - một trong những nhà soạn nhạc tiêu biểu nhất của thời kỳ âm nhạc lãng mạn - nằm trong số các tác phẩm âm nhạc cho ballet nổi tiếng nhất của Nga và của nền nghệ thuật ballet thế giới. Trong suốt hơn nửa thế kỷ qua, câu chuyện "Kẹp hạt dẻ và vua chuột" của nhà văn E.T.A. Hoffmann với phần âm nhạc của Tchaikovsky đã có rất nhiều phiên bản biên đạo múa khác nhau, trong đó có phiên bản của … [Read more...]
Liên hoan múa đương đại – Châu Âu gặp Việt Nam
Sau thành công rực rỡ của Liên hoan Múa Đương đại lần đầu tiên tại Việt Nam năm 2011, Viện Goethe và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles (Bỉ) cùng phối hợp với Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam tổ chức Festival Múa Đương đại lần thứ 2 tại Việt Nam mang tên Múa Đương đại: Việt Nam gặp châu Âu 2012 diễn ra tại Nhà hát Tuổi trẻ, vào các đêm 28 và 29-9. Đây là một sự kiện trong khuôn khổ các hoạt động của EUNIC (Mạng lưới các cơ quan Văn hóa châu Âu tại Việt Nam). Mỗi đêm, khán giả sẽ có cơ hội tìm hiểu về xu hướng dàn dựng các vở múa đương đại châu Âu và Việt Nam qua ba tác phẩm múa: Lamento, solo dành riêng cho Gabriella (Wallonie-Bruxelles/Bỉ); Dấu trừ (Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam-VNOB); và Kiếm khẩu súng (Viện Goethe - Đức). Lần này, Nhà hát Nhạc Vũ kịch Việt Nam mang đến liên hoan vở ballet "Dấu trừ" của biên đạo múa Ngọc Anh, với sự tham gia của dàn diễn viên Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Tác phẩm phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa con người với thế giới, đề cao cuộc sống chậm giúp … [Read more...]
NSND Phạm Anh Phương: Phải đào tạo khán giả
NSND Phạm Anh Phương hiện là Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Ông vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ về nghệ thuật múa với đề tài "Múa dân gian của người Việt - Truyền thống và hiện đại". NSND Phạm Anh Phương cũng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2006 với chùm tác phẩm: Kịch múa "Lời ru của rừng", "Bến lụy" và vở thơ múa "Khai sơn phá thạch". Con số ấy không nhiều đâu, nhưng cũng là mừng lắm … [Read more...]
Bùi Ngọc Quân: Tôi chỉ cần được múa
Bùi Ngọc Quân là cháu ngoại của ông Nguyễn Kỳ Thanh, Trưởng phòng Giáo vụ đầu tiên của Trường Múa Việt Nam khi trường mới được thành lập vào năm 1959. Nhà Quân có 2 anh em trai thì cả hai đều là diễn viên múa. Năm 1997, sau một thời gian công tác ở NH Nhạc Vũ kịch VN, Quân sang Pháp học múa đương đại ở Trường Múa Coline. Từ lúc tốt nghiệp, anh đi múa ở khắp châu Âu và bây giờ là diễn viên của Les Ballets C de la B, công ty múa hàng đầu Bỉ và … [Read more...]
“Chuyện kể những chiếc giày” – vở múa hội tụ những tài năng xa nhà
Được lên ý tưởng và đạo diễn bởi một tên tuổi đình đám với dòng múa đương đại: Nguyễn Tấn Lộc, Chuyện kể những chiếc giày dù đã 4 lần công diễn nhưng vẫn còn nguyên sức hút với khán giả. Có thể nói, cho đến nay, đây là vở múa gây tiếng vang và bán được nhiều vé nhất ở Việt Nam. Một trong những yếu tố làm nên sự hấp dẫn của vở múa này là nó được biên đạo và biểu diễn bởi những tài năng múa được đào tạo ở nước ngoài. Trong lần trình diễn gần đây nhất vào tối 2&3/8/2011, vở múa có sự tham gia của Phạm Bảo Trung, Lê Thanh Phong và Tạ Thùy Chi. Nguyễn Tấn Lộc: Tốt nghiệp Trường Văn hóa - Nghệ thuật Sài Gòn năm 1998, Tấn Lộc từng làm diễn viên kịch, diễn viên múa và biên đạo múa tại Nhà hát Rối TP.HCM và Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM. Năm 2001, anh tốt nghiệp Trường Ballet Fujisato và Trường JDS-Kawasaki tại Nhật Bản và trở về làm biên đạo cho rất nhiều chương trình của các nhà hát ở TP.HCM. Tấn Lộc hiện là biên đạo múa đắt show nhất ở Việt Nam. Tạ Thùy Chi: Sinh … [Read more...]
Đoàn ballet Quốc gia Anh lần đầu biểu diễn tại Việt Nam
Đoàn ballet nổi tiếng thế giới sẽ ra mắt khán giả Hà Nội tối 14/9 và khán giả TP HCM tối 16/9. Diễn viên gốc Việt Lê Ngọc Văn làm biên đạo múa cho vở diễn 'Vue de l'Autre' Lê Ngọc Văn sinh ra tại Hà Nội và tham gia vào Đoàn ballet quốc gia Anh từ năm 2003. Vở múa do anh biên đạo sẽ có những chuyển tải gần gũi với khán giả tại quê nhà. Những điểm nổi bật khác trong chương trình là vở Trois Gnossiennes, trích đoạn Suite en Blanc và Black Swan Pas de Deux. Năm 2010, Đoàn ballet Quốc gia Anh tổ chức lễ kỷ niệm Kim cương, đánh dấu 60 năm hoạt động. Trong suốt 60 năm tồn tại và phát triển, đoàn thu hút một loạt ngôi sao quốc tế biểu diễn với tư cách khách mời cũng như thành viên chính thức. Các tên tuổi lớn bao gồm: Rudolf Nureyev, Margot Fonteyn, Wayne Sleep, Carlos Acosta, Roberto Bolle, Tamara Rojo, Thomas Edur và Agnes Oaks. Từ những ngày đầu thành lập, mục tiêu của đoàn là mang ballet cổ điển được trình diễn với chất lượng cao tới khán giả với mức phí ai cũng chấp nhận … [Read more...]
Múa cho tôi thứ mà người giàu không thể có
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên gặp Nguyễn Phúc Hùng trong căn hộ đơn sơ của gia đình anh ở khu tập thể văn công Mai Dịch (Hà Nội) năm 1997. Lúc ấy, giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi Tài năng nghệ thuật múa Việt Nam còn đang học năm cuối trường múa, vẫn lộc ngộc đi xách nước lên tầng 4 cho mẹ.Bẵng đi mấy năm, gặp lại, Phúc Hùng lúc này đã là solist của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HSBO). Vẫn say mê trên sàn tập và đi dạy thêm … [Read more...]
NSND Nguyễn Công Nhạc: Thôi đành “rửa tay gác kiếm”
NSND Nguyễn Công Nhạc có vóc người gầy gò bé nhỏ và nụ cười cởi mở, hồn nhiên. Ông thuộc lớp nghệ sĩ múa balê đầu tiên của Việt Nam với 7 năm học trong nước và 7 năm tu nghiệp ở nước ngoài. Là thầy dạy của nhiều thế hệ nghệ sĩ múa, NSND Nguyễn Công Nhạc thành công trong vai trò biên đạo múa với nhiều vở diễn nổi tiếng một thời như "Bài ca chim ưng", "Tranh tứ bình", "Tiếng trống Xô Viết", "Bên dòng Lô năm xưa", "Ngôi sao Đồng Lộc", "Tiếng gọi … [Read more...]
Biên đạo múa: Không thiếu nhưng mà yếu
Có thể nói chưa bao giờ múa, nhảy được phát huy như hiện nay. Nhưng theo đó, chúng đã bị buông lỏng về chất lượng nghệ thuật qua các bàn tay biên đạo nghiệp dư đang mọc lên như nấm sau mưa. Ai cũng có thể dựng múa, ai cũng có thể dạy nhảy, ở bất cứ đâu, tạo nên sự xô bồ, không kiểm soát nổi. Đó là sự nan giải sau vấn nạn ca nhạc thị trường bùng phát. Một tiết mục trong Đêm Nghệ thuật múa đương đại Pháp-Việt. Thời gian gần đây, không ít người đứng ra tự quảng cáo mình, nào là "Dàn dựng chương trình, biên đạo múa gồm những điệu nhảy hiện đại", nào là "múa dân gian, ballet...". Họ tự nhận là những thanh niên đầy nhiệt huyết và được đào tạo bài bản về chuyên môn. Xem ra lực lượng biên đạo múa này ắt phải đông đảo lắm, họ hoạt động khắp nơi với mọi chương trình, từ múa minh họa ca nhạc, thời trang, hội nghị đến các sự kiện hoạt động xã hội. Vậy mà, các nhà chuyên môn đều kêu, biên đạo múa Việt Nam còn nhiều hạn chế, hoặc rất thiếu biên đạo múa. Vậy đâu là sự thật? Và các biên đạo … [Read more...]
Phản hồi gần nhất