Âm vang của những tác phẩm múa "Hương Rơm", "Bến Đợi", "Ngẫu Hứng Mân Vàng" "Suối Đàn Sao"... tại Liên hoan Múa TP.Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ III còn lưu giữ trong ký ức của những người hoạt động múa ấn tượng tốt đẹp, khó quên. Lần ấy Liên hoan đã tập họp được lực lượng biên đạo trẻ, mới, có nghề và một lực lượng diễn viên đang độ sung mãn nghiệp vụ, nhất là lực lượng biểu diễn với 52 tác phẩm múa độc lập của 21 đơn vị. Tôi cứ nghĩ "nhanh quá" bởi…mới đó mà đã 02 năm. Đối với lịch sử của một ngành nghề 02 năm không đáng để tính độ thâm niên nhưng nghệ thuật lại có những cuộc hành trình không thể đo đếm bằng chiếu dài của thời gian mà bằng sự nhạy cảm của trí tuệ và hiệu quả. Sự dồn nén của thời gian là một trong những đòn bẫy tốt nhất để kích thích những sáng tạo mới. Liên hoan là thời điểm nắm bắt và tập họp lực lượng múa của thành phố cũng như các vùng lân cận. Bộc lộ tài năng, tư duy mới, sáng tạo mới cho dòng lưu chính nghệ thuật múa, đó là múa độc lập. Là đợt giao lưu, trao … [Read more...]
Hai nghệ sĩ từ một mái nhà
Hai thiếu niên năm ấy của Yên Bái lọt vào mắt tuyển chọn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khẳng định tài năng của mình theo thời gian. Họ cùng có mặt, hòa mình trong những đoàn quân xung trận, những chiến trường ác liệt nhất để chuyển tải những tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào lòng người qua những bài ca, điệu múa. Đó là anh em nghệ sĩ Thanh Đính-Như Bình. Hơn nửa thể kỷ hát vì hòa bình Khi chưa trở thành diễn viên chính thức của Đoàn VCNDTW, Thanh Đính đã là thành viên của đội văn nghệ thiếu nhi của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hát những bài: "Cùng nhau đi hồng binh", "Diệt phát xít", "Lên đàng"… trong buổi mít tinh tại chùa Linh Thông chào mừng lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đầu tiên của xã ngày 2-7-1945. Cũng trong thời kỳ này, Thanh Đính làm liên lạc ở Đại đội 204 Bình Quang; sau được chọn và học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của những người thầy nghệ thuật của Đoàn VCNDTW, tài năng của Thanh Đính được phát huy qua những lần biểu diễn ở Nhà hát Lớn … [Read more...]
Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”
Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]
Solist múa Sài Gòn
Những năm qua, các solist múa của TP.HCM đã trải qua những vai diễn chính trong nhiều vở diễn ballet kinh điển được công chúng tán thưởng nồng nhiệt như Hồ thiên nga, Giselle, Người đẹp ngủ trong rừng, Ngọc trai đỏ, Lục Vân Tiên - Nguyệt Nga, Carmen, Chuyện tình non sông... Qua từng đợt công diễn, các solist múa trưởng thành, thể hiện đẳng cấp cùng niềm say mê với nghề của họ. Vũ khúc trên sàn diễn Tố Như - Bảo Trung Đầu mùa hè năm 2006, các đại biểu đến VN dự … [Read more...]
Phản hồi gần nhất