Trong quá trình phát triển nghệ thuật múa đương đại, đã có nhiều tác phẩm thành công, đó là những tác phẩm có sự tìm tòi sáng tạo mới với xuất phát điểm là lấy cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống nhưng phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của người Việt đương đại. NSND Hà Thế Dũng - Hiệu trưởng Trường Múa TP.HCM, Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa TP.HCM từng đến với múa rất ngẫu nhiên, cũng có thể là do cái số nó thế. Khi còn là cậu bé tình cờ thấy thông báo dán trên tường (trụ sở UBND tỉnh Hà Tây cũ) của trường Nghệ thuật Quân đội tuyển sinh, Dũng tặc lưỡi "thử xem sao", thế rồi trúng tuyển. Vào nghề này cũng là động viên của ông bố (làm Phó Ty Công an Hà Tây): "Thằng này hay quậy, cho vào môi trường quân đội để họ rèn". Sau khi "rèn" 4 năm (1976 - 1984), tốt nghiệp Trung cấp múa Trường NTQĐ, anh tiếp tục được cử sang Trường Múa Việt Nam để nâng cao trình độ do giáo viên Liên Xô hướng dẫn. Lúc này, tài năng của Dũng được phát hiện, đó là vai diễn chính đầu tiên trong vở Spartacut. Và cũng … [Read more...]
Nhạc Kịch Ballet Hồ Thiên Nga – Swan Lake Ballet
"Hồ thiên nga" là vở balê đầu tiên mà Tchaikovsky sáng tác. Ông quan niệm, balê cũng là một bản giao hưởng, và ông đã thể hiện ý tưởng của mình vào vở balê đầu tay này của mình. Tchaikovsky đã làm thay đổi hoàn toàn cách nghĩ về các vở balê, đưa thứ nghệ thuật giải trí này lên thành một nghệ thuật trừu tượng, sâu sắc, mang được cả chiều sâu của tư duy. Vào thời Tchaikovsky sáng tác vở "Hồ thiên nga", ở xứ Bavaria thuộc nước Đức … [Read more...]
Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]
Alicia Alonso – nghệ sĩ múa ballet huyền thoại
Năm 2010, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của nữ nghệ sỹ Alicia Alonso, Giám đốc Vũ đoàn ballet quốc gia Cuba, Nhà hát ballet Mỹ đã tổ chức một buổi lễ đặc biệt vinh danh người nữ nghệ sỹ huyền thoại này tại New York. Bà là người sáng lập ra ngành múa balet Cuba. Cách đây 45 năm (1966), nhà phê bình nghệ thuật nổi tiếng người Anh Anrrnold Haskel (1903-1980) đã viết về Alicia Alonso "Đất nước Cuba may mắn có được Alonso, người đã thuộc về cả thế giới và đã trở thành bất tử trong lịch sử balet - môn nghệ thuật vĩ đại này của chúng ta". Toàn bộ cuộc đời của bà được đánh giá như một tấm gương vượt lên trên những trở ngại của số phận, như chiến thắng của tinh thần bất tử trước sự phù du của thân xác. Đã nhiều năm nay Alonso đã phải bước qua tật nguyền thị giác nặng nề để tiếp tục nghệ thuật ballet. Sinh ngày 21/12/1920 tại Havana, bà Alicia Alonso đã dành trọn hơn 90 năm cuộc đời của mình cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Cách mạng Cuba. Tên khai sinh đầy đủ của Alicia Alonso là … [Read more...]
Liệt sĩ – NSƯT Thanh Tùng với “Cánh chim Mặt trời”
Bốn mươi năm trước, một nghệ sĩ múa tài ba tương lai đang rộng mở, một nghệ sĩ mà tên của anh gắn với tác phẩm "Cánh chim và mặt trời" của cố NSND Thái Ly đã ngã xuống ở tuổi 25. Chàng trai Hà Nội ấy đã hi sinh khi tài năng đang chớm nở, hứa hẹn những mùa hoa thơm trái ngọt. Nguyễn Thanh Tùng quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Nguyễn Huy Hội, cán bộ Bộ Ngoại thương; mẹ là bà Hà Thị Phú, cán bộ Bộ Nội … [Read more...]
Chuyện của Tấm và Cám
Tròn 50 năm sau thành công vang dội của vở kịch múa đầu tiên-"Tấm Cám", năm nay Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam mới dàn dựng vở kịch múa thứ hai mang tầm vóc để chào mừng 60 năm thành lập Nhà hát với tựa đề "Mệnh trời tình đất". Là thành viên chỉ đạo nghệ thuật, trong ngày khởi công vở múa, NSND Chu Thúy Quỳnh bồi hồi nhớ lại... Cánh Nhạn vẫn tung bay Từ một cô gái thổi sáo, Phùng Nhạn được biên đạo Hoàng Châu phát hiện có tài năng múa, và tên tuổi của Phùng Nhạn nổi lên như một hiện tượng trong làng nghệ thuật múa Việt Nam thời bấy giờ. Đó là chuyến phục vụ Đại hội mừng công Sư đoàn 308 ở Thái Nguyên, tháng 7-1954 qua vai diễn trong vở ca kịch "Chị Tấm anh Điền", "Chiến thắng Nghĩa Lộ", múa solo trong điệu múa "Nậm" (múa bình rượu), "Quạt Thái Tây Bắc" của biên đạo Hoàng Châu với những động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng. Ngày ấy Phùng Nhạn ở tuổi đẹp nhất của thời con gái, 17 tuổi. Gần hai tháng phục vụ nhân dân Thủ đô bằng những chương trình, tiết mục múa ấn tượng, Phùng Nhạn được … [Read more...]
NSND Vũ Việt Cường: Chân lý giản dị để hạnh phúc tràn đầy
Ngồi trò chuyện với ông, nhắc lại một thời gian khổ trong khói lửa của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, đang vui ông bỗng quay ra rít thuốc liên tục, điều thuốc lá trên môi ông đỏ rực và khói thuốc toả ra kín cả một góc sân, ánh mắt ông đượm buồn nhìn sâu vào khoảng trống vắng… Ông đang nhớ về đồng đội, nhớ những người thầy, người anh, người chị, người bạn đã cùng ông trong Đoàn ca múa Giải phóng hành quân vào miền Nam năm 1965, nhưng nay có người còn, có người mất, có người hy sinh ngay khi đất nước chưa hát vang bài ca thống nhất… Nói về Múa, ông rất hồ hởi Chàng trai trẻ thành Nam 15 tuổi suốt ngày say mê với trái bóng tròn trên sân cỏ ấy chưa một lần mơ ước để trở thành nghệ sĩ… Nhưng rồi một hôm, đang đá bóng thì thấy có đoàn về tuyển học sinh múa, thấy tò mò, chàng trai nhảy đại vào thi cho… vui. Ai dè thi thử lại trúng thật. Thế là anh nhập học khoá đầu tiên của trường múa Việt Nam năm 1959, lúc vào trường lại được thầy cô giáo là người Liên Xô (cũ) trực tiếp giảng dạy … [Read more...]
NSƯT Đặng Hùng: Linh Nga được gia đình chồng cưng lắm
Một người cởi mở và chân thành. Đó là ấn tượng đầu tiên của tôi khi gặp NSƯT Đặng Hùng. Anh trò chuyện về cuộc ra đi năm 1987 đế tới mảnh đất phương Nam và cả những suy nghĩ trong sâu thẳm của người cha về con gái Linh Nga.So với những người kinh doanh, tôi lời hơn* Trong đêm diễn Sen, anh có nói rằng, chương trình là lời tri ân dành cho Hà Nội? - Hà Nội nuôi tôi từ những năm tháng chiến tranh. Năm 1972, tôi bắt đầu vào trường múa. Thời kỳ Hà … [Read more...]
Yêu bắt đầu từ ghét
Vừa trở về Việt Nam sau chuyến du học Hà Lan, nghệ sĩ múa Nguyễn Phúc Hùng tự kiểm tra kiến thức học được nơi xứ nguời bằng chương trình "Chuyển - Motion"… Hùng nói về múa như kể chuyện về một nguời bạn thân với tất cả niềm cảm xúc của mình. Mặt khác, Hùng lại né tránh hay nói cách khác là không muốn nói đến những câu chuyện than nghèo kể khổ. Bởi theo Hùng: "Bất cứ ai cũng từng có khó khăn, kể cả những giám đốc thành đạt".Học múa … [Read more...]
Phản hồi gần nhất