Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam trình diễn vở Ballet "Mối Tình Thành Cổ" 20h00 ngày 23, 24/8/2017 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Dựa trên truyền thuyết về mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy, sự đấu tranh nội tâm giữa bên tình bên hiếu "trái tim lầm chỗ để lên đầu" vốn đã lấy nước mắt của khán giả của các bộ môn nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương và kịch nói. Qua lăng kính của Biên đạo múa nước ngoài vở ballet được sáng tạo trên cơ … [Read more...]
Đỗ Hải Anh: Múa dành cho mọi người
Dáng vóc mảnh mai xinh đẹp, cách nói chuyện nhẹ nhàng, Đỗ Hải Anh đang là gương mặt trẻ đáng chú ý của làng múa đương đại Việt. Nhà có ba cô con gái, nhưng chỉ Hải Anh chọn múa làm cái nghiệp đeo đuổi suốt đời. Ba tuổi, Hải Anh đã đi múa và đến sinh hoạt trong nhóm múa Baby Mickey của cô Thúy Uyên. 11 tuổi, cô bước chân vào Trường Múa TP.HCM và theo học hệ múa bảy năm. Dưới sự dẫn dắt của thầy Tấn Lộc, cô Tố Như, … [Read more...]
Hành trình 20 năm và ước mơ có một Nhà hát thực sự
Một hành trình 20 năm bởi đam mê, trách nhiệm, đầy nghị lực kiên trì để không ngừng phát triển, hội nhập… Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh đã quy tụ gần 100 nghệ sĩ, diễn viên, chỉ huy, biên đạo… dàn dựng nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc ở cả 3 lĩnh vực nhạc giao hưởng, nhạc kịch và vũ kịch dần được khán giả trong và ngoài nước yêu thích. Ngày 21/6/1993 với tên gọi ban đầu là Nhà hát Giao hưởng … [Read more...]
Kịch múa Việt Nam: Bao giờ cho đến ngày xưa…
Cuối năm 2012, kịch múa "Sương Sớm - The Mist" - sản phẩm kết hợp của nhiều biên đạo múa trong và ngoài nước "trình làng" đã tạo được tiếng vang trong lòng công chúng yêu nghệ thuật. Sự kết hợp giữa múa đương đại và dân gian truyền thống đã mang đến những cảm xúc thẩm mỹ mới cho người xem. Kịch múa đã trở nên gần gũi hơn, dễ hiểu hơn. Và có lẽ, đã lâu lắm rồi, nền nghệ thuật múa Việt Nam mới có được một kịch múa để lại nhiều ấn tượng như thế... 1. Kịch múa được coi là hình thức múa đỉnh cao nhất trong các hình thức biểu hiện của nghệ thuật múa. Một nền nghệ thuật múa tiên tiến không thể vắng bóng những vở kịch múa trên sân khấu chuyên nghiệp. Kịch múa Việt Nam đã có một thời "hoàng kim" với nhiều tác phẩm đỉnh cao như "Ngọn lửa Nghệ Tĩnh", "Tấm Cám", "Huyền thoại mẹ", "Chị Sứ", "Cánh chim biên giới"... Đây là những tác phẩm được xếp vào cụm các tác phẩm xét Giải thưởng Nhà nước. Điều đáng nói là những tác phẩm trên ra đời khi nền nghệ thuật múa Việt Nam mới ở những nấc thang đầu … [Read more...]
Liên hoan Múa Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ IV Năm 2013
Âm vang của những tác phẩm múa "Hương Rơm", "Bến Đợi", "Ngẫu Hứng Mân Vàng" "Suối Đàn Sao"... tại Liên hoan Múa TP.Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ III còn lưu giữ trong ký ức của những người hoạt động múa ấn tượng tốt đẹp, khó quên. Lần ấy Liên hoan đã tập họp được lực lượng biên đạo trẻ, mới, có nghề và một lực lượng diễn viên đang độ sung mãn nghiệp vụ, nhất là lực lượng biểu diễn với 52 tác phẩm múa độc lập của 21 đơn vị. Tôi cứ nghĩ "nhanh quá" bởi…mới đó mà đã 02 năm. Đối với lịch sử của một ngành nghề 02 năm không đáng để tính độ thâm niên nhưng nghệ thuật lại có những cuộc hành trình không thể đo đếm bằng chiếu dài của thời gian mà bằng sự nhạy cảm của trí tuệ và hiệu quả. Sự dồn nén của thời gian là một trong những đòn bẫy tốt nhất để kích thích những sáng tạo mới. Liên hoan là thời điểm nắm bắt và tập họp lực lượng múa của thành phố cũng như các vùng lân cận. Bộc lộ tài năng, tư duy mới, sáng tạo mới cho dòng lưu chính nghệ thuật múa, đó là múa độc lập. Là đợt giao lưu, trao … [Read more...]
Nửa thế kỷ Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam
Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam đã trải qua một chặng đường 50 năm với sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ nghệ sĩ để khẳng định vị thế trong đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà và xây dựng nên một "thương hiệu" nghệ thuật. Ngày 6-8-1959, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra quyết định thành lập Dàn Nhạc giao hưởng, tiền thân của Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, sau đó Dàn hợp xướng được thành lập đã khẳng định sự quan tâm đặc biệt trong việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới cùng với phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Tiếp theo, ngày 7-5-1964, Bộ Văn hóa lại có quyết định thành lập Nhà hát giao hưởng hợp xướng ca vũ kịch Việt Nam. Như vậy, ngoài các chương trình hòa nhạc giao hưởng, hợp xướng còn có sự phối hợp với các ca sĩ và diễn viên múa để thực hiện các vở nhạc kịch, vũ kịch. Dàn nhạc Giao hưởng và Dàn hợp xướng đã xây dựng nhiều chương trình hòa nhạc có giá trị nghệ thuật cao, góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở … [Read more...]
NSND Vũ Việt Cường: Chân lý giản dị để hạnh phúc tràn đầy
Ngồi trò chuyện với ông, nhắc lại một thời gian khổ trong khói lửa của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, đang vui ông bỗng quay ra rít thuốc liên tục, điều thuốc lá trên môi ông đỏ rực và khói thuốc toả ra kín cả một góc sân, ánh mắt ông đượm buồn nhìn sâu vào khoảng trống vắng… Ông đang nhớ về đồng đội, nhớ những người thầy, người anh, người chị, người bạn đã cùng ông trong Đoàn ca múa Giải phóng hành quân vào miền Nam năm 1965, nhưng nay có người còn, có người mất, có người hy sinh ngay khi đất nước chưa hát vang bài ca thống nhất… Nói về Múa, ông rất hồ hởi Chàng trai trẻ thành Nam 15 tuổi suốt ngày say mê với trái bóng tròn trên sân cỏ ấy chưa một lần mơ ước để trở thành nghệ sĩ… Nhưng rồi một hôm, đang đá bóng thì thấy có đoàn về tuyển học sinh múa, thấy tò mò, chàng trai nhảy đại vào thi cho… vui. Ai dè thi thử lại trúng thật. Thế là anh nhập học khoá đầu tiên của trường múa Việt Nam năm 1959, lúc vào trường lại được thầy cô giáo là người Liên Xô (cũ) trực tiếp giảng dạy … [Read more...]
Solist múa Sài Gòn
Những năm qua, các solist múa của TP.HCM đã trải qua những vai diễn chính trong nhiều vở diễn ballet kinh điển được công chúng tán thưởng nồng nhiệt như Hồ thiên nga, Giselle, Người đẹp ngủ trong rừng, Ngọc trai đỏ, Lục Vân Tiên - Nguyệt Nga, Carmen, Chuyện tình non sông... Qua từng đợt công diễn, các solist múa trưởng thành, thể hiện đẳng cấp cùng niềm say mê với nghề của họ. Vũ khúc trên sàn diễn Tố Như - Bảo Trung Đầu mùa hè năm 2006, các đại biểu đến VN dự … [Read more...]
Suy nghĩ về vở kịch “Mối tình thành cổ” – Bertrand D’at
Hôm 24/11 tôi có đi xem vở ballet đương đại Mối tình thành cổ do Bertrand D'at (Pháp) làm biên đạo múa. Một vở múa gọn ghẽ, khúc triết và dễ ăn. Xem xong, cảm xúc lẫn lộn. Bằng phương pháp của người phương Tây, câu chuyện tình Mỵ Châu- Trọng Thủy trở nên ngắn gọn và dễ hiểu trong 10 cảnh bảo gồm: Sân khấu được chia làm 2, với khoảng trắng phía trước và phần diễn đằng sau cách nhau bởi tấm màn trong. Tấm màn này tạo hiệu ứng layer mờ và cũng làm màn chiếu một số hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ nội dung: 1. Bối cảnh thời hiện đại: Không gian náo nhiệt của phiên chợ sáng sớm, các gánh hàng rong, đoàn người tấp nập, một chàng trai trẻ lang thang, chờ đợi, rồi ngủ quên và rơi vào giấc mơ đi ngược lại hơn 1.100 năm trước. 2. Giấc mơ Thân Kim Quy trao nỏ thần cho An Dương Vương. Tôi tôn trọng cách xử lý của Bertrand khi nhân đôi hình ảnh Dương Vương - Kim Quy với trang phục giống nhau (mình trần, vạt khố). Thần Kim Quy bước ra từ lớp mai rùa cách điệu ở trên cao và sâu … [Read more...]
Phản hồi gần nhất