(NCTG) Vừa qua, nhân đoàn ballet của nhà hát Opéra national de Paris (ONdP) sang Việt Nam, tôi bèn lên mạng tìm chương trình biểu diễn và danh sách vũ công. Sau một lúc lâu lục lọi gần vài chục bài báo lớn nhỏ, tôi vẫn không tìm được những thông tin nói trên, mà thay vào đó là cảm giác ngán ngẩm: báo chí của chúng ta bất công với ballet quá. Poster, lỗi chính tả, showbiz-hóa và sáo rỗng Chương trình bao gồm 9 trích đoạn ballet, không có "Swan lake" (Hồ Thiên Nga), nhưng … [Read more...]
Ballet và báo chí Việt Nam, hay là “Không, em không biết gì”
Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 20 – đến nay
Đầu kỷ 20: Ballets Russes Sergei Diaghilev, được coi là một trong những nhà sản xuất ba lê vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thành lập đoàn ba lê của riêng ong, Ballets Russes, vào năm 1909 với Michel Fokine là biên đạo múa đầu tiên. Với sự ra đời của Ballets Russes và việc Diaghilev chuyển hoạt động của đoàn ba lê sang Pháp, đến lượt mình, ba lê Nga gây ảnh hưởng ngược trở lại nước Pháp và Paris một lần nữa lại trở thành kinh đô ba lê của thế giới. Michel Fokine, trước khi đi theo Diaghilev, đã từng làm việc cho đoàn ballet tại St. Petersburg, nơi những ý tưởng cấp tiến của ông không được chấp nhận. Fokine luôn cho rằng các kỹ thuật múa có mục đích thể hiện tính cách và cảm xúc. Ông cảm thấy toàn bộ cơ thể của vũ công, chứ không chỉ có những động tác kịch câm riêng lẻ, là phương tiện thể hiện câu chuyện vào mọi khoảnh khắc trong vở diễn. Ông cũng thúc đẩy các nghệ sỹ tham gia vào vở diễn phải hoà mình và một khối hài hoà tổng thể. Với đoàn ballet của Diaghilev, Fokine có cơ hội hiện … [Read more...]
Phản hồi gần nhất