Bốn mươi năm trước, một nghệ sĩ múa tài ba tương lai đang rộng mở, một nghệ sĩ mà tên của anh gắn với tác phẩm "Cánh chim và mặt trời" của cố NSND Thái Ly đã ngã xuống ở tuổi 25. Chàng trai Hà Nội ấy đã hi sinh khi tài năng đang chớm nở, hứa hẹn những mùa hoa thơm trái ngọt. Nguyễn Thanh Tùng quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Nguyễn Huy Hội, cán bộ Bộ Ngoại thương; mẹ là bà Hà Thị Phú, cán bộ Bộ Nội … [Read more...]
NSND Chu Thuý Quỳnh – Ngôi sao múa đến từ phương Đông
Những năm 60 của thế kỷ trước, người ta nói đi xem Đoàn ca múa Trung ương diễn là đi xem Thuý Quỳnh diễn. Điều đó đủ biết sự ái mộ mà công chúng dành cho solist của Đoàn ca múa Trung ương lớn đến mức nào. Vào đoàn từ năm 14 tuổi, Chu Thuý Quỳnh vẫn còn là cô bé đang tuổi ăn tuổi chơi, còn chưa biết gì đến khái niệm yêu nghề, say nghề. Lúc ấy, nghệ sỹ múa Nguyễn Mạnh Hùng nói với các nghệ sỹ trong đoàn: "Con bé Quỳnh mải chơi lắm, giờ học thì nó ngủ gật, hết giờ thì đi đánh chuyền, đánh đáo chẳng tập luyện gì. Thôi cho nó về". Nhưng may mắn có người bác đi: "Nó ham chơi nhưng được cái nhanh nhạy, dạy gì nó cũng nhớ, động tác nào nó cũng làm được. Chờ nó lớn nó sẽ có ý thức". Quả thực, cả đoàn không phải chờ quá lâu, chỉ 2 năm sau, Chu Thuý Quỳnh đã bật lên thành một ngôi sao sáng trong đoàn, được đứng trong đội múa chính thức diễn giao lưu với đoàn Triều Tiên với sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao hai nước, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong suốt những năm tháng sau này, … [Read more...]
Hai nghệ sĩ từ một mái nhà
Hai thiếu niên năm ấy của Yên Bái lọt vào mắt tuyển chọn của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã khẳng định tài năng của mình theo thời gian. Họ cùng có mặt, hòa mình trong những đoàn quân xung trận, những chiến trường ác liệt nhất để chuyển tải những tác phẩm nghệ thuật thấm sâu vào lòng người qua những bài ca, điệu múa. Đó là anh em nghệ sĩ Thanh Đính-Như Bình. Hơn nửa thể kỷ hát vì hòa bình Khi chưa trở thành diễn viên chính thức của Đoàn VCNDTW, Thanh Đính đã là thành viên của đội văn nghệ thiếu nhi của xã Minh Quân, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, hát những bài: "Cùng nhau đi hồng binh", "Diệt phát xít", "Lên đàng"… trong buổi mít tinh tại chùa Linh Thông chào mừng lễ ra mắt Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời đầu tiên của xã ngày 2-7-1945. Cũng trong thời kỳ này, Thanh Đính làm liên lạc ở Đại đội 204 Bình Quang; sau được chọn và học tập, rèn luyện dưới sự hướng dẫn của những người thầy nghệ thuật của Đoàn VCNDTW, tài năng của Thanh Đính được phát huy qua những lần biểu diễn ở Nhà hát Lớn … [Read more...]
Những ngôi sao sáng của âm nhạc Việt Nam
Người thầy đầu tiênNhớ về những người thầy của mình, NSƯT Như Bình bảo rằng, ông luôn biết ơn Viện sĩ, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ngày đó, khi Như Bình đang còn say sưa bên những bài giảng của thầy cô ở trường cấp 2 Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, thì nhóm nghệ sĩ Đoàn văn công nhân dân Trung ương (VCNDTW) mà nhạc sĩ Lưu Hữu Phước làm trưởng đoàn đến trường tuyển chọn diễn viên. Từ gần trăm học sinh của trường, nhạc sĩ Lưu Hữu … [Read more...]
NSND Thái Ly
NSND Thái Ly (6 tháng 7 năm 1930 - 6 tháng 4 năm 1992) là một biên đạo múa Việt Nam. Ông là một nghệ sĩ lớn, một trong những người đặt nền móng cho nghệ thuật múa Việt Nam với những tác phẩm và kịch múa kinh điển như Đôi bờ, Cánh chim và ánh mặt trời, Katu, Bả Khó... Ông còn là một giáo sư, một nhà lí luận phê bình về múa. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 (1996) và danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (1984). Tiểu … [Read more...]
Nhớ một thời “tiếng hát át tiếng bom”
Cách đây 60 năm, ngày 14-11-1951, đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cách mạng đầu tiên của Việt Nam mang tên: Đoàn văn công Nhân dân Trung ương, tiền thân của Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam được Bác Hồ và Trung ương Đảng chỉ đạo thành lập tại chiến khu Việt Bắc. Từ nôi nghệ thuật này, các thế hệ nghệ sĩ đã nối tiếp nhau lên đường, bằng trái tim, tài năng và khối óc của mình, họ đã làm nên những chiến công xuất sắc trên mặt trận văn hóa, nghệ thuật với những cái tên như: Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Lưu Hữu Phước, Học Phi, Đặng Đình Hưng, Thái Ly, Nguyễn Văn Thương, Đào Mộng Long; rồi Quốc Hương, Ngọc Dậu, Trần Hiếu, Thanh Đính, Tân Nhân, Chu Thúy Quỳnh, Tiến Định, Mạnh Hùng; rồi tiếp đến Nguyệt Nga, Quang Thọ, Thu Hiền, Trung Đức… Trùng trùng điệp điệp những tài năng phát lộ trong cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Bài 1: Trưởng thành trong gian khó Trong đoàn các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trở về nơi thành lập ở bến Canh Nông, Nông Tiến, tỉnh Tuyên … [Read more...]
NSND Lê Ngọc Canh: “Công sức của tôi chỉ đứng… thứ ba trong vinh dự này”
Hẹn gặp NSND Lê Ngọc Canh đúng vào ngày ông có lịch tiêm ở Bệnh viện Việt - Xô và chuẩn bị hành lý cho chuyến công tác dài ngày ở tận miền Nam. Nhìn lịch làm việc dày đặc, nghe câu chuyện hồn nhiên, nhẹ nhõm của ông, thật khó để người viết bài tin rằng người nghệ sĩ, nhà sưu tầm-nghiên cứu múa dân tộc đang ngồi trước mặt đã ở vào độ tuổi 80. Người ta gọi tôi là "chuyên gia đánh bắt xa bờ"Thưa, trên đường đến … [Read more...]
Nét đẹp của múa Chăm
Dân tộc Chăm được biết đến với các tên Chàm, Chiêm Thành, Hroi với dân số 132 873 người (theo số liệu năm 1999). Thiên di theo dòng lịch sử, vào Việt Nam, người dân Chăm sống tập trung ở Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nam Bình Thuận, Tây Bắc Phú Yên... mang theo nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Trung Quốc... Chắt lọc tinh hoa từ những nguồn văn hóa ấy, văn hóa Chăm tự tạo cho … [Read more...]
NSND Vũ Việt Cường: Chân lý giản dị để hạnh phúc tràn đầy
Ngồi trò chuyện với ông, nhắc lại một thời gian khổ trong khói lửa của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, đang vui ông bỗng quay ra rít thuốc liên tục, điều thuốc lá trên môi ông đỏ rực và khói thuốc toả ra kín cả một góc sân, ánh mắt ông đượm buồn nhìn sâu vào khoảng trống vắng… Ông đang nhớ về đồng đội, nhớ những người thầy, người anh, người chị, người bạn đã cùng ông trong Đoàn ca múa Giải phóng hành quân vào miền Nam năm 1965, nhưng nay có người còn, có người mất, có người hy sinh ngay khi đất nước chưa hát vang bài ca thống nhất… Nói về Múa, ông rất hồ hởi Chàng trai trẻ thành Nam 15 tuổi suốt ngày say mê với trái bóng tròn trên sân cỏ ấy chưa một lần mơ ước để trở thành nghệ sĩ… Nhưng rồi một hôm, đang đá bóng thì thấy có đoàn về tuyển học sinh múa, thấy tò mò, chàng trai nhảy đại vào thi cho… vui. Ai dè thi thử lại trúng thật. Thế là anh nhập học khoá đầu tiên của trường múa Việt Nam năm 1959, lúc vào trường lại được thầy cô giáo là người Liên Xô (cũ) trực tiếp giảng dạy … [Read more...]
Thơ múa “Con đường từ trái tim”
Trong hai ngày 28 - 29/10, tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam công diễn tổ khúc thơ múa "Con đường từ trái tim" nhằm hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tổ khúc thơ múa "Con đường từ trái tim" có thời lượng 70 phút do nghệ sĩ nhân dân Ứng Duy Thịnh viết kịch bản, Tổng đạo diễn nghệ sĩ nhân dân Phạm Anh Phương, các nghệ sỹ múa cùng tập thể diễn viên Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội thực hiện. Tổ khúc thơ múa khác với kịch múa bởi tác phẩm không có nhân vật chính - phụ, mà là những mảng miếng được kết nối theo một chủ đề xuyên suốt. Ở "Con đường từ trái tim", tác phẩm mở ra 5 không gian, với nội dung, tuyến nhân vật khác nhau. Chương 1: "Bất khuất" là hình ảnh những chiến sĩ cộng sản trong xà lim tăm tối vẫn tràn đầy nhiệt huyết, sẻ chia để cùng vượt qua gian khổ. Chương 2:"Chia tay Hà Nội" khắc họa đôi trai gái Hà thành và bạn bè tạm gác tình yêu lãng mạn để lên đường chiến đấu theo lời kêu gọi của Chủ … [Read more...]
Phản hồi gần nhất