Sân khấu đặt ngay trên chiến hào, trong ánh đèn măng-sông, những nghệ sĩ vẫn hết mình biểu diễn cho đồng bào và bộ đội xem. Đang diễn, máy bay địch tới, diễn viên phải giật vội phông màn, đeo balô cùng súng đạn tất tả chạy về cứ... Đó là kỷ niệm không thể quên thời tham gia văn công giải phóng của biên đạo múa, Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Việt Cường. Những tấm lòng nghệ sĩ vì miền Nam ruột thịt Năm 1965, khi mới 21 tuổi, nghệ sĩ múa … [Read more...]
Bàn về trang phục bộ đội trong các hội diễn
Những năm gần đây, một số tiết mục bộ đội Trường Sơn lại mặc đồ rằn ri trong các hội diễn. Có người cho là phản cảm, có người cho rằng "quân phục rằn ri là của bộ đội Việt Nam hiện nay nên đương nhiên là diễn được". Bản thân nhiều giám khảo cũng lúng túng vì không biết chấm thế nào cho đúng. Vì vậy tôi xin bàn luận một chút để hiểu rõ hơn việc có nên hay không khi xây dựng hình tượng bộ đội Trường Sơn mặc rằn ri trên sân khấu. Tìm hiểu về "rằn ri" Vào thế chiến thứ hai, các chuyên gia quân sự Mỹ đã thiết kế cho lính biệt kích loại trang phục ẩn nấp có tên gọi là Camouflage (rằn ri). Họ nghiên cứu từ cách ẩn náu của một loại cá "Peacock Flounder" ở vùng biển Hawai: khi chúng bơi sát đáy thì cơ thể đổi màu theo đá hoặc san hô bên dưới, khiến chúng giống như "tàng hình" và khó phát hiện. Chính vì vậy màu rằn ri được mô phỏng bề mặt đất đá nơi trận địa chứ không phải màu cây rừng như nhiều người thường nghĩ. Và quân phục rằn ri cũng có nhiều màu cho phù hợp với thổ nhưỡng nơi … [Read more...]
Liệt sĩ – NSƯT Thanh Tùng với “Cánh chim Mặt trời”
Bốn mươi năm trước, một nghệ sĩ múa tài ba tương lai đang rộng mở, một nghệ sĩ mà tên của anh gắn với tác phẩm "Cánh chim và mặt trời" của cố NSND Thái Ly đã ngã xuống ở tuổi 25. Chàng trai Hà Nội ấy đã hi sinh khi tài năng đang chớm nở, hứa hẹn những mùa hoa thơm trái ngọt. Nguyễn Thanh Tùng quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Nguyễn Huy Hội, cán bộ Bộ Ngoại thương; mẹ là bà Hà Thị Phú, cán bộ Bộ Nội … [Read more...]
Phản hồi gần nhất