Chương trình Biểu diễn múa hợp tác Việt - Hàn do Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM tổ chức, diễn ra lúc 19 giờ 30 tối 2.6 tại Nhà hát Thành phố, TP.HCM với sự tham dự của khách mời - nghệ sĩ múa Hàn Quốc Chun Yoo-oh. Sự giống nhau giữa truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy của Việt Nm và truyền thuyết về công chúa Nakrang - hoàng tử Ho-dong của Hàn Quốc chính là ý tưởng để nghệ sĩ Chun Yoo-oh biên đạo nên tác phẩm múa Cây nỏ thần. Theo biên đạo Chun Yoo-oh (bà từng là Giáo sư Khoa Múa Trường đại học Seowon, Hàn Quốc, hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM), tác phẩm gồm có 3 phần: Truyền thuyết cây nỏ, Thuyền thúng và người phụ nữ gánh muối, Sự gầm thét của biển cả. Các diễn viên múa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ kết hợp biểu diễn để tái hiện bi kịch tình yêu trong truyền thuyết này với các vũ điệu múa truyền thống Hàn Quốc và ballet. "Cây Nỏ" Biên đạo múa: Yoo-Oh Chun Đoàn Vũ kịch HBSO Thể hiện câu chuyện truyền thuyết về Công chúa Mỵ Châu và Cây Nỏ bằng vũ điệu … [Read more...]
Suy nghĩ về vở kịch “Mối tình thành cổ” – Bertrand D’at
Hôm 24/11 tôi có đi xem vở ballet đương đại Mối tình thành cổ do Bertrand D'at (Pháp) làm biên đạo múa. Một vở múa gọn ghẽ, khúc triết và dễ ăn. Xem xong, cảm xúc lẫn lộn. Bằng phương pháp của người phương Tây, câu chuyện tình Mỵ Châu- Trọng Thủy trở nên ngắn gọn và dễ hiểu trong 10 cảnh bảo gồm: Sân khấu được chia làm 2, với khoảng trắng phía trước và phần diễn đằng sau cách nhau bởi tấm màn trong. Tấm màn này tạo hiệu ứng layer mờ và cũng làm màn chiếu một số hiệu ứng hình ảnh hỗ trợ nội dung: 1. Bối cảnh thời hiện đại: Không gian náo nhiệt của phiên chợ sáng sớm, các gánh hàng rong, đoàn người tấp nập, một chàng trai trẻ lang thang, chờ đợi, rồi ngủ quên và rơi vào giấc mơ đi ngược lại hơn 1.100 năm trước. 2. Giấc mơ Thân Kim Quy trao nỏ thần cho An Dương Vương. Tôi tôn trọng cách xử lý của Bertrand khi nhân đôi hình ảnh Dương Vương - Kim Quy với trang phục giống nhau (mình trần, vạt khố). Thần Kim Quy bước ra từ lớp mai rùa cách điệu ở trên cao và sâu … [Read more...]
Phản hồi gần nhất