Phần 2 trong loạt bài luận về lịch sử Múa hiện đại (5 kỳ) của tác giả Chinh Ba. HƠN MỘT THẾ KỶ CHỐNG MÚA Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại Kỳ 2 - Học thuyết Delsarte - Múa không thể tách rời các học thuyết "Không có gì kinh khủng bằng một cử chỉ vô nghĩa. Chỉ có những người mất trí (và một số vũ công) mới thực hiện những động tác như vậy." - Francois Delsarte Múa được sinh ra với vai trò của một trong những hệ thống ngôn ngữ nhằm biểu đạt các ý thức và kết nối các ý thức lại với nhau. Và như mọi hệ thống ngôn ngữ khác,, cũng như mọi sự vật, hiện tượng khác, không có bất cứ thứ gì được tạo ra từ trống không. Trong quá trình nghiên cứu về Lịch sử múa Hiện đại, tôi nhận thấy sự liên quan giữa rất nhiều thành tố đóng góp cho các cột mốc lịch sử quan trọng, những nhân vật có tầm ảnh hưởng, bao gồm có sự mối quan hệ đan chéo của các hạt giống cho cây phả hệ Múa Hiện đại, cấu trúc lịch sử, địa lý, nền tảng giáo dục, các trào lưu về văn hóa, triết học, nghệ thuật, sự … [Read more...]
Tìm hiểu vũ đạo nước ta qua mảng thư tịch cổ
Trong thư tịch cổ nước ta, bộ sách cổ nhất viết về sinh hoạt văn hóa nước ta mà nay còn giữ được là An Nam chí lược của Lê Trắc. Ở quyển nhất tác giả An Nam chí lược khảo về Phong tục nước ta từ thời xa xưa đến đời Trần. Những tư liệu viết về đời Trần là những tư liệu quý, bởi tác giả là người chứng kiến. Về múa hát, An Nam chí lược cho chúng ta biết: “Trừ nhật, Vương tọa Đoan Củng môn, thần liêu hành lễ tất, quan linh nhân trình bách hý”. Bản dịch của Viện Đại học Huế dịch là: “Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bầy tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối”(1). Về các loại nhạc cụ, ca khúc nước ta, đến đời Trần đã rất phong phú, An Nam chí lược cho biết: “Nhạc khí có trống cơm… hợp với ống kèn, tháp nứa, cái xập xõa, trống lớn, gọi là đại nhạc…, còn có đàn cầm, đàn tranh, tì bà, đàn thất huyền, song huyền, ống địch, ống sáo, kèn và quyển thì gọi là tiểu nhạc, không kể sang hèn, ai cũng dùng được. Các bài khúc như Nam thiên nhạc, Ngọc lâu xuân, Đạp thanh du, Mộng … [Read more...]
Loạt bài luận về lịch sử múa hiện đại – Kỳ 1: Tuyên ngôn phi tuyên ngôn
Modern Dance của John Martin, cuốn sách xuất bản năm 1933 đã đánh dấu đánh dấu định hình phê bình múa (thay vì trước đây là các nhà phê bình âm nhạc, sử dụng kiến thức âm nhạc để phê bình múa). Dự án nghiên cứu lịch sử múa hiện đại bắt đầu từ khi nghệ sĩ Chinh Ba đọc cuốn Modern Dance của John Martin. Chinh Ba cũng là nhà sáng lập không gian CAB Hoian với 3 chức năng: CAB Studio cho hoạt động nhảy múa, trình diễn, CAB Lab cho hoạt động nghệ thuật trẻ em, CAB Residency cho hoạt động lưu trú nghệ thuật nhằm bảo vệ di sản nghệ thuật khu vực miền trung. Dự án đang được xây dựng ở gian đoạn thử nghiệm và demo một số nền tảng cho phê bình và nghiên cứu múa hiện đại ở Việt Nam. Dự án cộng tác cùng Dat Nguyễn và Lê Mai Anh .............................................. Dưới đây là bài viết đầu tiên về lịch sử múa theo góc nhìn No Dance. Khởi nguồn từ một quan sát về con người, khi con người nhận được “một điều gì đó” chưa được biết đến hoặc không thể biết đến. Họ thể hiện … [Read more...]
Cấp bậc trong Vũ đoàn Ballet
Các vũ đoàn lớn ở Mỹ, Nga và châu Âu đều có các vũ công ở các mức độ khác nhau. Những vũ đoàn lớn thì thường sẽ có trường đào tạo riêng đứng sau (như Bolshoi có Bolshoi Academy, Mariinsky có Vaganova, American Ballet Theatre có School of American Ballet, ROH cũng có The Royal Ballet School,...). Thường thì các hợp đồng của mỗi vũ công đều được làm lại theo từng năm, nói chung các mức độ thường được chia như sau: + Principal (ở Nga và châu Âu)/ Senior Principal (ở Mỹ) : Là các ngôi sao của vũ đoàn, thường các Principal của các nhà hát lớn là sao lớn của khu vực và cả thế giới. Các vị này có khi còn làm guest artist ở các vũ đoàn khác, đi đến đâu cũng được chào mừng nhiệt liệt. Nữ thường được cất nhắc lên principal ở tầm 28-33 tuổi, nam thì sớm hơn, tầm 23-28. Tất nhiên có nhiều ngoại lệ, các vũ công đặc biệt xuất sắc thì lên sớm hơn, như Alina Somova của Mariinsky, mới 25 đã là principal rồi, Kimin Kim mới 21. Các principal chỉ múa vai chính (như Odette/Odile trong Hồ thiên … [Read more...]
Múa dân gian Thái
7 Thái là một trong những dân tộc vốn có nền dân vũ (múa) khá phong phú. Một trong những điệu múa phổ biến nhất của dân tộc này là những điệu Xòe duyên dáng, dịu dàng làm say mê ngây ngất lòng người. Từ trước tới nay, múa Xòe hay Xòe luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, cúng bản, cúng mường của người Thái Tây Bắc. Bài viết này đề cập … [Read more...]
Một số đặc điểm của múa dân gian
Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những điệu múa dân gian của dân tộc mình. Các dân tộc Việt Nam đã để lại cho thế hệ sau một kho tàng nghệ thuật múa quý giá. Nhìn từ góc độ nghệ thuật múa, có thể nói di sản múa dân gian là cơ sở tiêu biểu xác định bản sắc múa của mỗi tộc người. Trong một xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển, di sản múa dân gian đối với sự phát triển của ngành múa chuyện nghiệp Việt Nam … [Read more...]
Đặc Trưng Nghệ Thuật Múa
1.Sự phát triển. Nghệ thuật múa những năm đầu thế kỷ XXI, công chúng hâm mộ chủ yếu là múa tạp kỹ, nhảy múa, múa ba lê, còn khoảng cách. Ngôn ngữ múa biểu cảm có phần trừu tượng hoặc phương pháp tạo hình động biến đổi nhanh, nhiều động tác ước lệ chưa biểu cảm trực tiếp trong nhận biết số đông công chúng. Những năm 1954, sau 1975 bình thường sử dụng khái niệm "vũ", là từ Hán bao gồm những biến thể nghệ thuật nhảy múa. Nhiều thuật … [Read more...]
Linh Nga và những kỷ niệm đáng nhớ với “Múa”
Nghệ sỹ múa Linh Nga sinh ra ở nước Nga bằng tình yêu của cặp đôi nghệ sĩ múa Vương Linh - Đặng Hùng. Năm lên 10 tuổi, Linh Nga đã là "trụ cột" của nhóm Những ngôi sao nhỏ, cùng bố mẹ rong ruổi khắp mọi miền đất nước biểu diễn. Năm Linh Nga 12 tuổi, tình cờ ông hiệu trưởng trường múa Bắc Kinh sang Việt Nam gặp và xem cô múa. Sau lần đó, ông quyết định tặng học bổng trị giá 5.000 USD để cô bé theo học tại trường. Và Linh Nga đã trở về bằng liveshow Vũ - chương trình đầu tiên sau 10 năm du học tại Trung Quốc. Buổi biểu diễn đã thực sự làm "sáng" lại sân khấu múa Quốc gia. Cả những nghệ sỹ múa chuyên nghiệp, cũng như những người đam mê và cống hiến rất nhiều cho nghệ thuật múa Việt Nam cũng đã thừa nhận những gì Linh Nga học hỏi và mang về cho Đất nước thực sự là luồng gió mới lạ, đẹp và chuyên nghiệp. Mời quý khán giả cùng xem lại những những kỷ niệm đáng nhớ từ những ngày đầu tiên đến với "Múa" của nghệ sỹ Linh Nga. Đây là video được thực hiện trong liveshow múa đầu tiên của chị … [Read more...]
Lê Việt: Từ múa dân tộc đến dự án bỏ ngỏ
Nhiều người quan niệm sai lầm rằng: Cứ đội hình xinh xinh, quần áo lấp lánh, quơ tay đều là ra múa dân tộc. Qua cuộc gặp gỡ với biên đạo múa Lê Việt (tên thật là Lê Ngô Bảo Việt, giám đốc nghệ thuật vũ đoàn Phương Việt), chúng tôi được nghe nhiều hơn những điều hay về múa… Tác phẩm múa Lời then mẹ kể đoạt giải A Liên hoan múa TP.HCM lần 4-2013 Mỗi tác phẩm một công trình Lê Việt đã có 10 năm gắn bó với nghề múa dân tộc. Trong Liên hoan múa TP.HCM lần 4-2013 diễn ra trong tháng 8 này, vũ đoàn Phương Việt của anh góp mặt với 7 tác phẩm. Trong đó tác phẩm Lời then mẹ kể được giải A, Chè dây được giải B. Cũng trong khuôn khổ liên hoan này, anh đã nhận được HCB Tài năng biên đạo trẻ toàn quốc 2013. Những thành quả đó là hoàn toàn đáng tự hào với một đơn vị xã hội hóa tự bươn chải như vũ đoàn của Lê Việt. Tuy nhiên, nỗi buồn nghề nghiệp không hề nhỏ vẫn hiện hữu trong anh: nhiều người còn chưa yêu nổi múa. 5 ngày diễn ra liên hoan, hàng ghế khán giả rất vắng người, kể cả đêm tổng … [Read more...]
Lịch sử múa đương đại
Múa Đương Đại được bắt nguồn từ những năm 1950, là hình thức múa kết hợp giữa các yếu tố khiêu vũ hiện đại và ballet cổ điển. Múa Đương Đại có thể sử dụng các yếu tố từ nhiều nền văn hóa, chất liệu khiêu vũ không bắt nguồn từ phương Tây, chẳng hạn như nhảy múa với đầu gối uốn cong (đây là một đặc trưng của châu Phi), và Butoh (múa đương đại Nhật Bản đã phát triển trong thập kỉ 50). Múa Đương Đại … [Read more...]
Phản hồi gần nhất