TRƯỜNG CAO ĐẲNG MÚA VIỆT NAM XUẤT BẢN GIÁO TRÌNH NGHỆ THUẬT MÚA

THƯ NGỎ Sau 55 năm đào tạo và phát triển, Trư­ờng Cao đẳng Múa Việt Nam luôn tự hào là cái nôi đào tạo diễn viên múa hàng đầu của cả nước - trư­ờng đầu ngành về đào tạo diễn viên múa chuyên nghiệp. Công tác nghiên cứu khoa học và xây dựng giáo trình luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động đào tạo của nhà tr­ường. Với uy tín đó, Nhà trường đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Vụ Đào tạo … [Read more...]

Xuân vui với điệu múa Bồng

Triều Khúc là một làng cổ của Thủ đô Hà Nội, một ngôi làng có nhiều hoạt động đặc sắc vào dịp đón năm mới. Năm nay, đón xuân Giáp Ngọ, những người hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Triều Khúc nô nức chuẩn bị từ rất sớm, để hội xuân từ ngày mồng 9 đến ngày 12 tháng Giêng diễn ra tốt đẹp. Ngoài các điệu múa rồng, múa cờ, còn có điệu múa quan trọng và rất hấp dẫn là múa Bồng.Múa Bồng vui nhất hội … [Read more...]

Múa Tính cách nước ngoài

Múa Tính Cách nước ngoài là một trong những môn học nằm trong chương trình giảng dạy của khoa múa Nước ngoài, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc trên thế giới như: Nga, Ba Lan, ý, Hunggari, Tây Ban Nha, Zigan... thông qua các động tác, những bài tập vịn gióng và ở giữa sàn, các hình thức múa Dân gian, múa Sân khấu, các thể loại múa đơn, múa đôi và múa tập thể. Múa Tính … [Read more...]

Múa dân gian dân tộc Thái

Thái là một trong những dân tộc vốn có nền dân vũ (múa) khá phong phú. Một trong những điệu múa phổ biến nhất của dân tộc này là những điệu Xòe duyên dáng, dịu dàng làm say mê ngây ngất lòng người. Từ trước tới nay, múa Xòe hay Xòe luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, cúng bản, cúng mường của người Thái Tây Bắc. Bài viết này đề cập … [Read more...]

Trang phục của phụ nữ Việt qua các triều đại

Trang phục là một trong những sản phẩm văn hóa sớm nhất của xã hội loài người. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục của riêng mình thể hiện cái hồn của dân tộc. Với dân tộc Việt, trang phục dân tộc qua thời gian luôn thay đổi để thích hợp với từng thời kỳ lịch sử khi sự phân chia, tranh giành quyền lực thường xuyên diễn ra. Có thể nói thời kỳ nhà Lê là thời kỳ thăng hoa của trang phục phụ nữ Việt Nam khi giai đoạn này xuất hiện rất nhiều kiểu dáng và thiết kế vô cùng đa dạng. Nhưng nhìn chung các trang phục thời nhà Lê đều có thiết kế khá cầu kỳ với nhiều lớp áo choàng, màu sắc bắt mắt. Chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Hoa nên các trang phục truyền thống thời kỳ nhà Lê chưa thoát khỏi cái bóng của vùng đất hùng mạnh này. Trang phục của phụ nữ Việt thời Lê có nhiều nét giống với kiểu áo choàng Hanfu của Trung Quốc với phần ống tay rộng, chiếc thắt lưng to ngang eo được dùng để cố định bộ áo choàng này lại. Chính vì ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa mà bộ trang phục này không được … [Read more...]

Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 20 – đến nay

Đầu kỷ 20: Ballets Russes Sergei Diaghilev, được coi là một trong những nhà sản xuất ba lê vĩ đại nhất mọi thời đại, đã thành lập đoàn ba lê của riêng ong, Ballets Russes, vào năm 1909 với Michel Fokine là biên đạo múa đầu tiên. Với sự ra đời của Ballets Russes và việc Diaghilev chuyển hoạt động của đoàn ba lê sang Pháp, đến lượt mình, ba lê Nga gây ảnh hưởng ngược trở lại nước Pháp và Paris một lần nữa lại trở thành kinh đô ba lê của thế giới. Michel Fokine, trước khi đi theo Diaghilev, đã từng làm việc cho đoàn ballet tại St. Petersburg, nơi những ý tưởng cấp tiến của ông không được chấp nhận. Fokine luôn cho rằng các kỹ thuật múa có mục đích thể hiện tính cách và cảm xúc. Ông cảm thấy toàn bộ cơ thể của vũ công, chứ không chỉ có những động tác kịch câm riêng lẻ, là phương tiện thể hiện câu chuyện vào mọi khoảnh khắc trong vở diễn. Ông cũng thúc đẩy các nghệ sỹ tham gia vào vở diễn phải hoà mình và một khối hài hoà tổng thể. Với đoàn ballet của Diaghilev, Fokine có cơ hội hiện … [Read more...]

Lịch sử ba lê Phần II: Thế kỷ 18 – 19

Pháp thế kỷ 18: Ba lê phát triển thành một loại hình nghệ thuật Giữa thế kỷ 18, một loại hình kịch nghệ mới được hình thành mang tên opera-ba lê. Ở loại hình này, cả hai phần hát và múa đều được chú trọng tương đương. Đề tài của các vở ba lê chủ yếu lấy từ thần thoại Hy Lạp. Khi trở lên rất điêu luyện nhờ đạo tạo, các diễn viên ba lê Pháp bắt đầu biểu diễn trong các nhà hát kịch. Nhưng năm 1760, nhà biên đạo múa … [Read more...]

Lịch sử Ba lê Phần I: Thế kỷ 15 – 17

Ba lê là một hình thức múa biểu diễn dành cho khán giả nhà hát kịch. Trên cả múa, ba lê được coi là một loại hình nghệ thuật tao nhã, có ảnh hưởng tới rất nhiều loại hình múa của thế giới sau này. Mặc dù được cho là có khởi nguồn từ Italy thời kỳ Phục hưng thế kỷ 15-16, ba lê trở nên phổ biến tại Pháp và Nga, và gần đây nhất là tại Mỹ. Nghiên cứu từ nguyên học của cái tên "ballet" phản ánh lịch sử phát triển của bộ môn nghệ thuật này. Từ ballet sử dụng trong tiếng Anh được vay mượn từ tiếng Pháp vào khoảng thết kỷ 17. Từ tiếng Pháp này thực chất lại có nguồn gốc từ tiếng Ý balletto, từ giảm nhẹ của ballo (múa). Nhưng nguồn gốc xâu xa nhất của ballet bắt nguồn từ tiếng Latin ballare, nghĩ là "nhảy múa". Cũng giống như các hình thức múa khác, ba lê có thể kể lại một câu chuyện, thể hiện một trạng thái cảm xúc, hoặc đơn giản là phán ánh giai điệu của âm nhạc. Nhưng kỹ thuật (tức là cách thức biểu diễn) và các kỹ năng đặc biệt của một diễn viên ba lê rất khác so với kỹ năng của các … [Read more...]

Múa tín ngưỡng của tộc người Xtiêng

Tín ngưỡng là một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các tộc người thiểu số ở Việt Nam, nó tồn tại lâu đời trong tiến trình hình thành phát triển văn hóa của từng tộc người. Tín ngưỡng là một nhu cầu trong sinh hoạt văn hóa tâm linh của con người, nơi gửi gắm niềm tin, ước vọng, giải thoát của nhiều tộc người thiểu số. Bởi vậy, tín ngưỡng gắn bó với quá trình vòng đời của mỗi thành viên trong cộng đồng xã hội. Người Xtiêng quan niệm rằng "vạn vật hữu linh" tất cả đều linh thiêng đều có thần trú ngụ, như thần mặt trời, thần mặt trăng, thần núi, thần rừng, thần gió, thần mưa… nên đều phải có cúng lễ cầu, mong thần ban phúc. Trong các thần được tôn thờ và quan trọng là thần Yang Liêng, thần khai sáng các vùng đất của người Xtiêng, sau đó là thần lúa (Tut ba) có nơi còn gọi là mẹ lúa. Quá trình thực hiện tín ngưỡng là quá trình phản ánh các nội dung về tín ngưỡng, phù hợp với các nghi lễ, luật tục của từng tộc người. Từ đó người Xtiêng đã hình thành các loại tín ngưỡng … [Read more...]

Điệu múa gáo dừa của người Khmer

Vốn là một dân tộc có truyền thống văn nghệ, người Khmer đã sáng tạo ra nhiều loại hình ca vũ độc đáo, từ điệu múa trống Xà zăm, múa vui Krap, múa gáo dừa Tro jok, múa Chằng khum- rông, múa chim công... đến các điệu hát A-yay trữ tình, hát đối đáp Prop-kay, Chằm riêng-chàpay, ca đàn kể truyện cổ, và vươn tới những hình thức sân khấu hoàn chỉnh như kịch múa Robăm và kịch hát Yu-kê. Các bạn biết không, phum, sóc (sróc) là điểm định cư truyền thống của người Khmer. Dưới những tán dừa, cây thốt nốt cao vút là những nóc nhà của người Khmer quần tụ thành một phum hoặc sóc. Dừa mọc khắp nơi : Ven đường quốc lộ, trên bờ kênh, bờ ruộng, trong vườn nhà... Dừa không chỉ tỏa bóng mát mà còn cho người dân những trái ngọt lành. Cây dừa thân thuộc, gắn bó với đồng bào Khmer Nam bộ chẳng khác gì cây tre gắn với người Việt vùng Bắc bộ. Vì thế, nhiều bài hát, điệu múa dân gian ra đời từ đó. Quả dừa cho nước ngọt, cùi thơm ; còn sọ dừa không chỉ dùng làm gáo múc nước mà còn được đưa vào điệu múa dân … [Read more...]