Ngày nay, một số tiết mục nhảy múa và ca nhạc trên truyền hình quá phô trương lộ liễu hình thể của diễn viên, ca sĩ. Một bộ phận công chúng cho rằng có thể đó là yếu tố cần thiết để trở thành ”ngôi sao”. Ngược lại, nghệ thuật truyền thống chân chính có yêu cầu rất cao về đức hạnh.
Miranda Zhou-Galati, quán quân cuộc thi Múa cổ điển Trung Hoa quốc tế NTDTV năm 2010, phát biểu: Múa cổ điển Trung Hoa không chỉ có các yêu cầu về tư thế và động tác, mà còn nhấn mạnh vẻ đẹp nội tâm và các giá trị đạo đức.
Tại sao lại như vậy? Kỹ thuật hoàn hảo vì sao chưa đủ để đảm bảo một tiết mục múa cổ điển đỉnh cao? Muốn hiểu được lý do, chúng ta cần tìm về cội nguồn của loại hình nghệ thuật này.
Một trong các tiết mục múa cổ điển Trung Hoa. (Ảnh: ShenYunPerformingArts)
Nét thuần thiện, thuần mỹ trên gương mặt các nghệ sĩ múa được biểu diễn trọn vẹn từ động tác đến tinh thần. (Ảnh: ShenYunPerformingArts)
Từ ngàn xưa, văn hóa Trung Hoa được lưu truyền như một món quà từ Thiên Thượng. Trong đó một phần là loại hình nghệ thuật đỉnh cao, được lưu truyền cho đến ngày nay: Múa cổ điển Trung Hoa.
Nền tảng của múa cổ điển Trung Hoa chính là 5000 năm huy hoàng của văn hóa Trung Hoa. Không thể hiểu được, không thể biểu đạt được nội hàm văn hóa ấy, thì không có được những màn biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa đích thực.
Thật vậy, nghệ thuật sở dĩ trở nên cao quý là nhờ nội hàm cao quý. Người Trung Hoa có câu: “Văn dĩ tải Đạo”, “Âm nhạc tạo nên tính người”. Khổng Tử tin rằng tư tưởng cao nhất của âm nhạc và giá trị nghệ thuật là từ bi – khiêm nhường và thầm lặng. Cuốn sách Yue Ji viết: “Đạo đức trước tiên, kỹ thuật là thứ”.
Qua hàng ngàn năm, múa cổ điển Trung Hoa được sử dụng để biểu đạt những giá trị truyền thống, đức hạnh và niềm tin về thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Vũ điệu Trung Hoa từng là hiện thân của thiện lương, danh dự, lễ nghi, trí tuệ và chân thành. Nó thể hiện sức mạnh cơ bắp của nam giới và sự dịu dàng tinh tế của nữ giới. Những gì trình diễn đều là chân chính và tươi sáng.
Bởi vậy, một người nghệ sỹ không thể nào trình diễn thành công nếu bản thân không hội tụ những phẩm chất trên. Đó là lý do vì sao các màn biểu diễn múa cổ điển Trung Hoa ở Trung Quốc Đại Lục trong vài thập kỷ gần đây đã đánh mất vẻ đẹp thuần khiết vốn có. Nó bị thay thế bởi thuyết vô thần và tự đánh mất đi ý nghĩa thực sự và vẻ đẹp thần thánh mà nghệ thuật này mang lại. Sau thời Cách mạng văn hóa, trên bề mặt thì vẫn là múa cổ điển Trung Hoa nhưng nội hàm đã mất đi nguyên khí truyền thống. Mặc dù kỹ thuật của diễn viên rất cao, các tiết mục vẫn trở nên nông cạn, sáo rỗng, nó đã bị biến hóa thành một dạng khác, mang một mục đích nào đó để đáp ứng cho nhu cầu tuyên truyền.
“Đạo đức trước tiên, kỹ thuật là thứ”
– Cuốn sách Yue Ji
Sự xuất hiện của đoàn nghệ thuật Shen Yun Performing Arts với những buổi trình diễn vũ múa đặc sắc. Từ năm 2006 đến nay, cứ mỗi độ Xuân về đoàn lại đi lưu diễn vòng quanh thế giới đem đến cho người xem những kỹ thuật vũ múa đỉnh cao và những cung bậc cảm xúc tuyệt vời. Sự phối hợp không tì vết giữa âm nhạc, ánh sáng, mầu sắc trang phục đã làm mãn nhãn, rung động trái tim những khán giả khó tính nhất.
Để làm được điều đó, những diễn viên múa Shen Yun luôn coi trọng đức hạnh và tu dưỡng nội tâm. Nhờ vậy, phong cách, cảm xúc của điệu múa và những câu chuyện họ trình bày thuần khiết hơn và chân chính hơn hết thảy những giá trị nghệ thuật đang bị lợi dụng và bóp méo tại Trung Quốc. Không quá lời khi ngợi ca Shen Yun là ”thuần thiện, thuần mỹ”.
Sự thật chính là, để màn trình diễn trở nên ”thuần mỹ”, một nghệ sỹ trước tiên phải có một trái tim ”thuần thiện”.
Thanh Ngọc tổng hợp và biên soạn
[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]
Speak Your Mind