Nghe một tác phẩm âm nhạc, mở một cuốn sách văn học, đọc từng tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ đều chất chứa những nội dung, cung bậc tình cảm khác nhau, phê phán, hiện thực, thực tiễn trong đời sống xã hội, đề cao giá trị tình yêu phẩm chất đạo đức nhân văn của mỗi một con người, hay một cồng đồng xã hội, có khái niệm mở đầu, xử lý và kết thúc tác phẩm, mỗi tác phẩm như thế đều có tính kịch ở trong đó và múa cũng vậy múa dùng ngôn ngữ hình thể để diễn tả tâm trạng đời sống con người thông qua các kịch bản múa… để rồi múa cũng mang nhiều âm hưởng của kịch và hài kịch.
Khi nghe một bản nhạc người sáng tác âm nhạc cũng như người biên đạo làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh không lắp ghép thì đó là cả một quá trình lao động học hỏi nghiêm túc ở trường học cũng như trong trường đời, như chúng ta đã biết một tác phẩm văn học hay một tác phẩm âm nhạc không thể có sự lắp ghép giữa cái này với cái kia, nhưng trong nghệ thuật múa lại là sự lắp ghép một cách tinh tế hoàn chỉnh tùy theo vào khả năng biên đạo của người nghệ sỹ, bởi những động tác múa cơ bản là sự tách rời nhau và yếu tố làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh để đem đến cho người thưởng thức hiểu rỏ được cái chất và cái tôi tác phẩm đó mới là điều quan trọng.
Vậy tính kịch trong múa ở đây nó được tư duy và phát triển như thế nào, bình thường những khi chúng ta xem những tác phẩm múa minh họa ít khi để ý xem hình thức múa đó như thế nào mà người ta chỉ cảm nhận nội dung của bài hát mà ca sỹ chính đó thể hiện trong giai điệu và tiết tấu âm nhạc, để rồi nghe cảm nhận một cách chính thể của tác phẩm ca múa nhạc đó, nào là lối hòa âm như thế nào, phong cách và giọng hát của người ca sỹ ấy trình diễn ra sao, ít khi chú ý đến phần múa minh họa, nhưng khi xem một tác phẩm múa độc lập nhiều khi còn phải suy tư một cách chín chắn xem xem tác phẩm đó nói lên điều gì, ý nghĩa của nó ra sao, có phù hợp với âm nhạc hay không, diễn viên biểu diễn như thế nào có nhập vai với tác phẩm đó không.
Âm nhạc là yếu tố quan trọng nhất trong múa bởi nó là cái nền móng chủ chốt để xây nên một tác phẩm múa có tính kịch, hài kịch, bi kịch, chính kịch. Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng đã được các biên đạo soạn thảo viết nên những kịch bản múa được lý luận ra từ những tác phẩm văn học ấy có thể dàn dựng thành các tác phẩm múa và không chỉ từ những tác phẩm văn chương mà còn có thể cảm nhận mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hàng ngày để làm nên nhiều tác phẩm múa phản ánh mọi góc độ của đời sống phát triển của xã hội, các tác phẩm tái hiện lịch sử chiến tranh của đất nước, bảo vệ và xây dựng tổ quốc của người chiến sỹ quân đội, hải quân, từ anh nông dân, công nhân, từ chị lao công đến công trường xây dựng…
Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã được biên soạn thành một kịch bản múa và đã được nhà viết nhạc Xuân Thủy và tác phẩm múa với tựa đề Đêm Trăng trích trong Chí Phèo đã ra đời phản ánh cuộc sống bi thương nghèo nàn, bất hạnh của số phận con người sống trong xã hội phong kiến bị áp bức và bóc lột, như hình ảnh Chị Dậu mà người biên đạo múa đã lột tả được tâm trạng đau khổ của người đàn bà đại diện cho hàng vạn phũ nữ trên đời thời bấy giờ nằm trong cảnh cơ hàn, cái bi kịch lớn nhất của đời người là nỗi đau tinh thần khi phải rứt ruột bán đi đứa con, sống lầm lũi như con trâu con ngựa nơi xó cửa góc buồng đen tối trong tác phẩm múa Gọi Tình được lấy cảm hứng từ tác phẩm văn học Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài…hay nỗi xót xa cảnh chia lìa trong Hòn Vọng Phu, rồi đến cái buồn đau đáu của đất nước chia cắt hai miền trong tác phẩm múa Đôi Bờ, Nhịp Quân Hành, Đồng Đội… dù bị khổ đau dày vò nhưng tất cả đều chất chứa nuôi niềm hy vọng, hôm nay và mai sau, một khát vọng tự do làm người, trong Chí Phèo, khát vọng đất nước đoàn viên gia đình sum họp, từ những động tác múa và diễn bằng nội tâm nhân vật đã cho ta thấy được cái chất kịch và bi kịch ở trong từng đường nét chuyển động làm cho người xem cũng dâng trào xúc cảm khi từng nốt nhạc vang lên và hình ảnh của nhân vật diễn tả cái bi kịch nội tâm nhân vật. Cái bi kịch ở mỗi tác phẩm không đơn thuần nhiều động tác mà nó phải là mối liên quan tổng hợp múa đẹp nhưng diễn viên không tạo được xúc cảm thì sẽ không thấy cái kịch tính ở trong đó. Với hài kịch cũng vậy kể cả trong Đêm Trăng cũng chất chứa tính hài hước rất nhiều vậy mà diễn viên đã biến mình hoàn thành tốt với hai tiêu đề vừa bi vừa hài, cái bi của sự đau khổ, cái hài của một tình yêu e thẹn dịu giàng đến những hành động khó hiểu gây cười của Chí Phèo và Thị Nở .
Đề tài hài kịch trong múa cũng rất phong phú ,hấp dẫn nó kết cấu chặt chẻ bởi cái tính hài hước đến bất ngờ, châm biếm đã kích nhằm phê phán xã hội hay đơn giản là để gây cười, hài kịch hội tụ trongtất cả như âm nhạc, động tác múa, đạo cụ, trang phục nó cũng phức điệu hơn là bi kịch mang tính chất dí dỏm, tác phẩm múa Hứng Dừa lấy cảm hứng từ một bức tranh của làng tranh Đông Hồ ấy vậy mà người đạo diễn múa đã cho ta thấy được cái óc khôi hài trong hứng dừa là cái cảnh thanh nhàn của đôi vợ chồng trẻ đủng đỉnh miên man theo quả dừa chồng tung vợ hứng, hay cái nhẹ nhàng dí dỏm trong tác phẩm Tình Quê đôi vợ chồng trêu đùa nhau giữa đồng cũng tạo nên nét riêng bình yên của làng quê Việt, dù nghèo nhưng nét dẹp mộc mạc của ” Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon “ bằng thủ pháp nghệ thuật biến đổi động tác cơ bản của múa dân gian sang chất liệu dân gian đương đại chỉ một cái gật đầu hay một động tác hích mông làm cái váy đụp tung lên và được người diễn viên hắt xuống ngay cũng tạo nên nét hài ở trong đó, có những tác phẩm múa mang cả ba yếu tố hài kịch, chính kịch, bi kịch mang tính châm biếm, phê phán hiện thực, như tác phẩm múa Quan Tham lột tả mọi hành động của diễn viên đau khổ, đấu tranh, cái lố bịch của nhân vật Quan tham… rất nhiều. Dù là ở mức độ nào thì khi khai thác đề tài múa có mang tính nhân vật thì không chỉ đẹp hay mà còn phản ánh chính xác đúng thực trạng của nhân vật và nội tâm nhân vật, để làm nỗi bật lên cái bi, cái hài ở trong múa cũng không phải là chuyện đơn giản như đối thoại diễn xuất của hài kịch bằng lời. Khi chúng ta xem múa trong sinh hoạt lao động như tác phẩm Mùa Hến của biên đạo múa Hồng Vân ta thấy sự lãng mạn tinh tế trong sáng không thấy cái bi, không thấy cái hài đó là múa mang tính chất ngẫu hứng được người biên đạo tìm tòi và cấu trúc kết hợp động tác rất tỷ mỹ trong từng câu nhạc cũng như sự liên quan của nó đến nội dung biểu diễn sáng tạo, phát triển những chuyển động của cơ thể sao cho tự nhiên, làm nỗi bật cảnh sinh hoạt lao động của những thiếu nữ nông thôn hay trong tác phẩm Hạt thóc vàng của Đình Linh đã cho ta thấy được cái chất vui nhộn của nam nhân vật chính toát lên trong tâm trạng vui sướng khi được mùa và gần đây chúng ta đã được mãn nhãn với tác phẩm kịch múa Ngọn Lửa Hà thành, tác giả Thái Phiên vở kịch múa lớn nhất hay nhất mà tôi đã được xem viết về đề tài lịch sử thể hiện sâu sắc ở nét thời gian cốt truyện cho đến nhân vật ở trong tác phẩm nó bao gồm tổng thể hoàn chỉnh của múa dư hứng có cả chính kịch, hài kịch, bi kịch và các nhà biên đạo đã kết hợp tinh tế các chất liệu múa lại với nhau tạo nên một gam màu Việt nhất định vừa dân gian vừa đương đại và vừa cổ điển.
Khi đã có tác phẩm hoàn chỉnh thì yếu tố sân khấu hay còn gọi là bố cục sân khấu đan xen vào mối liên hệ của nghệ thuật sắp đặt nữa thì sẽ có một tác phẩm hay, âm thanh, ánh sáng phù hợp với từng giai điệu tiết tấu của âm nhạc, phù hợp với sắc thái, nội dung ngôn ngữ múa của người diễn viên, không chỉ ánh sáng mà hội họa cũng làm tăng nét kịch tính của tác phẩm múa, đơn thuần trong Hứng Dừa chỉ một vài nét chấm phá, phác họa hình ảnh của cây dừa, bến nước, con đò…Vì vậy trong các tác phẩm ca, múa, nhạc đều có mối liên quan đến các loại hình nghệ thuật hợp lại với nhau và cùng tô điểm để hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẫm mỹ cao.
Đơn thuần không chỉ có ở các tác phẩm điện ảnh, kịch ngắn, kịch vui, hay còn gọi là bi kịch, hài kịch, chính trong nghệ thuật múa cũng đã hình thành các yếu tố giữa chính kịch, bi kịch, hài kịch liên kết với nhau có cốt truyện rõ ràng làm tăng thêm xúc cảm cho người xem, mới hơn tinh sắc hơn trong xu hương múa đã, đang hội nhập và phát triển rộng trong đời sống xã hội.
Phan Văn Sơn
Hà Tĩnh, ngày 25 tháng 6 năm 2015
Speak Your Mind