Biểu diễn múa hợp tác Việt – Hàn

Chương trình Biểu diễn múa hợp tác Việt – Hàn do Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM tổ chức, diễn ra lúc 19 giờ 30 tối 2.6 tại Nhà hát Thành phố, TP.HCM với sự tham dự của khách mời – nghệ sĩ múa Hàn Quốc Chun Yoo-oh.

Sự giống nhau giữa truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy của Việt Nm và truyền thuyết về công chúa Nakrang – hoàng tử Ho-dong của Hàn Quốc chính là ý tưởng để nghệ sĩ Chun Yoo-oh biên đạo nên tác phẩm múa Cây nỏ thần.

Theo biên đạo Chun Yoo-oh (bà từng là Giáo sư Khoa Múa Trường đại học Seowon, Hàn Quốc, hiện sinh sống và làm việc tại TP.HCM), tác phẩm gồm có 3 phần: Truyền thuyết cây nỏ, Thuyền thúng và người phụ nữ gánh muối, Sự gầm thét của biển cả.

Các diễn viên múa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ kết hợp biểu diễn để tái hiện bi kịch tình yêu trong truyền thuyết này với các vũ điệu múa truyền thống Hàn Quốc và ballet.

Cây nỏ - múa

“Cây Nỏ”
Biên đạo múa: Yoo-Oh Chun

Đoàn Vũ kịch HBSO

Thể hiện câu chuyện truyền thuyết về Công chúa Mỵ Châu và Cây Nỏ bằng vũ điệu múa.

Công chúa Mỵ Châu vướng vào ái tình cuối cùng cũng không giữ được chiếc Nỏ. 

Công chúa bị mất nước, mất luôn cả tính mạng, còn Vua cha thì cũng gieo mình xuống biển. 

Thuyền thúng hôm nay lại ra khơi, người phụ nữ gánh muối vất vả trong công việc thu hoạch muối.

■ Nội dung tác phẩm

Tác phẩm 1: Truyền thuyết Cây Nỏ

Đất nước Âu Lạc chìm trong khung cảnh hiền hòa màn sương và mây mù. Khi Vua An Dương Vương xây thành lũy mới, vua đã được ban một cây Nỏ thần để giữ nước. Trên ngọn đồi đá, vượt qua mọi không gian và thời gian hình dáng hàng hàng người đang nổi bật trên một bức tranh tường và từ trong đó Hoàng tử Trọng Thủy xuất hiện. Công chúa Mị Châu yêu Hoàng tử Trọng Thủy như duyên mệnh và kết hôn theo kế sách chính trị của hai nước. Hoàng tử Trọng Thủy hỏi dò bí mật của Nỏ, Công chúa Mỵ Châu từ chối. Cuối cùng Công chúa Mỵ Châu cũng tiết lộ bí mật và Trọng Thủy đã đánh tráo. Đất nước Âu Lạc bị kẻ thù tấn công, vị vua bỏ chạy đã giết chết Công chúa Mỵ Châu phản bội. Vua mất nước và hoàng tử mất công chúa đã tự vẫn. Nữ thần đã mang công chúa đến một hòn đảo thật xa mà không ai biết giữa đại dương và an ủi mối tình đầy đau khổ.

Tác phẩm 2: Thuyền thúng và người phụ nữ gánh muối

Hôm nay mẹ cũng chèo thuyền thúng đi ra ngoài biển. Trong chiếc thuyền thúng nhỏ chứa đựng thân hình bé nhỏ của mẹ cũng chứa đựng cả trọn cuộc đời dài của mẹ, còn đại dương xanh mênh mông sâu thẳm lại ôm gọn chiếc thuyền thúng bé nhỏ này. Và hôm nay, những người phụ nữ lại cũng đổ mồ hôi nơi cánh đồng muối. Từng sàng muối biển trắng dần dần chồng đắp thành một đồi muối lớn. Đồi muối vẫn muốn biết về biển dẫu biết rằng dấn chân vào biển thân thể sẽ từ từ tan chảy trong nước. Nhưng những người phụ nữ vẫn tiếp tục xây muối thành đồi

Tác phẩm 3 : Sự gầm thét của biển cả

Nữ thần Biển tập trung những cơn gió nhỏ. Những con sóng từ từ lớn dần, Biển chuyển động mạnh mẽ. Ẩn trong cát biển cả trăm năm ẩn giấu những con sò lộ những vân trôn xoáy ốc vô tận (螺旋 Helix). Một hồi sau, biển trở nên tĩnh lại, hàng triệu giọt nước rơi từ trên trời cao xuống .

Nghệ sĩ múa Hàn Quốc Chun Yoo-oh - Ảnh: T.L

Nghệ sĩ múa Hàn Quốc Chun Yoo-oh – Ảnh: T.L

■  Tiểu sử biên đạo múa -Bà Chun Yoo Oh

Sinh ra tại cảng Masan và lớn lên cùng với gió biển Busan. Tốt nghiệp trường Trung học nghệ thuật Sunhwa và Đại học nữ sinh Ewha, nghiên cứu bậc tiến sĩ cùng trường đại học với chuyên ngành nghệ thuật. Bà ngưỡng mộ nghệ thuật đỉnh cao của các bậc tiền nhân vĩ đại trên sân khấu thực thụ và đã dồn hết sức cùng nhiều nỗ lực để vượt qua những khóa huấn luyện.

Là học trò của các thầy cô như Byung-Sub Kim, Dong-An Lee, Cheon-Heung Kim, Mae-Bang Lee, Yong-Bae Kim, Soo-Ak Kim, Bà đã học từ các thầy về những qui tắc truyền thống, thừa kế sức mạnh và sự thăng hoa của nghệ thuật sống. Bà luôn cảm ơn và thấy cảm kích vì đã gặp được hai người thầy là Bae Cheong Hae & Park Yun Cho.
Trong quá trình học với tư duy luôn tiếp thu những nhận thức mới, Bà đã đi sâu nghiên cứu học về phương pháp ký hiệu phân tích chuyển động trong lãnh vực múa (Labanotation) tại Viện Li nhằm đạt đến phương pháp luận, kí hiệu một cách khách quan múa Hàn Quốc. Và Bà đã hoàn thành một đề tài nghiên cứu bậc tiến sĩ trong việc phân tích chuyển động của Đại học Surrey tại Anh. Thông qua sự kết hợp của nghệ thuật và đức tin đi vào lòng người qua các bài thánh ca và nhạc nhà thờ, để đạt được sự thăng hoa Bà không ngừng đóng góp nhiều công sức trong các hoạt động dàn dựng và trình bày nhiều tác phẩm múa, hát thánh ca dâng lễ trong nhà thờ. Trong bối cảnh đó, Bà đã tham gia và thành lập Đoàn múa Ebenezer và Mulmatdol.

Trong giai đoạn 1991-2004, Bà làm việc tại trường Đại học Seowon với chức danh giáo sư và sáng tác các tác phẩm tiêu biểu như ” Người phụ nữ với tình yêu nồng ấm” , ” Rung động” ” Chiêm ngưỡng những niềm vui”. Năm 2014 Bà đã biên đạo và diễn trong chương trình biểu diễn múa ‘ Sài Gòn Arirang” tại Nhà hát Thành phố.

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*