Sương sớm ra mắt ấn tượng tại Hà Nội

“Sương sớm” – vở múa của các nghệ sĩ của Sài Gòn diễn ra tối 22/1 đã khiến cho các khán giả thủ đô òa vở cảm xúc…Kỹ tính và cầu toàn, biên đạo múa Tấn Lộc và cộng sự của mình – đạo diễn Việt Tú đã khiến các khán giả Hà Nội tới xem vở múa “Sương sớm” bị choáng ngợp ngay khi bước chân tới sảnh tầng 1 rạp Công Nhân bởi khu sắp đặt ấn tượng với quang gánh, thúng, nia, giỏ… được phủ một lớp thóc. Tiếng côn trùng văng vẳng kêu. Mùi sả tỏa ra thơm ngút ngàn…

3536-20130122211025-a3

Khu sắp đặt sảnh rạp Công Nhân

Sự cẩn thận của Tấn Lộc còn nằm ở chỗ anh yêu cầu đạo diễn Việt Tú bố trí máy sưởi đặt xung quanh sân khấu, tạo độ ấm vừa đủ để các nghệ sĩ múa và diễn thoải mái, không bị căng cơ dưới cái lạnh tái tê của Hà Nội. Anh cũng cử người xuống Hải Phòng để tìm mua thêm những chiếc lá dừa làm đạo cụ bày trí.

Ngay cả lúc tập luyện, tổng duyệt thì biên đạo múa Tấn Lộc vẫn yêu cầu diễn viên phải gánh những chiếc hương vòng thật để họ có những cảm xúc thật nhất. Có lẽ vì sự kỹ tính ấy mà không chỉ khán giả Sài Gòn ngất ngây mà ngay cả những khán giả bị cho là khó tính như ở Hà Nội cũng phải suýt xoa khen ngợi.

3536-20130122211127-a7

Một cảnh trong vở múa.

Gần 30 nghệ sĩ đoàn Arabesque đã kể một câu chuyện, ở đó có những người nông dân lưng cong lặng lẽ cần mẫn trên cánh đồng của mình; có những day dứt, vật vã của những người đàn bà vắng chồng, khát yêu thương; có những con người nhỏ bé nghèo khổ vật lộn với thiên tai… thông qua ngôn ngữ cơ thể.Cảnh tình tự của đôi trai gái yêu nhau do nghệ sĩ ballet Tố Như và Ngọc Khải gây ấn tượng đặc biệt cho khán giả. Nó đánh thức họ bằng cả thị giác và thính giác. Khó có thể tin rằng ở hai thế hệ khác nhau nhưng nghệ sĩ Tố Như và Ngọc Khải lại có sự hòa quyện tuyệt vời đến thế để thăng hoa với những vũ điệu gợi cảm.

3536-20130123095416-a1

Nghệ sĩ ballet Tố Như và Ngọc Khải gây ấn tượng đặc biệt cho khán giả.

Những động tác múa vừa mềm mại vừa khỏe khoắn của các diễn viên trên nền âm thanh, tiếng đàn tranh réo rắt của nghệ sĩ Hải Phượng và những câu dân ca quen thuộc kết hợp với nhiều đạo cụ như cầu tre, gánh hàng, nón lá, thúng gạo, những hạt thóc vàng… tạo nên bức tranh làng quê bình dị mà đầy sức sống.

Mỗi câu ca, mỗi điệu nhạc, mỗi câu hò đều được chọn lọc trong vở “Sương sớm” hết sức tinh tế. Đó là tiếng đàn tranh của nghệ sĩ Hải Phượng day dứt, là câu vọng cổ mùi mẫn của nghệ sĩ Hồng Thắm vang lên phá vỡ không gian tĩnh lặng, là tiếng đàn bầu thánh thót của bản Dạ cổ hoài lang…

3536-20130122211209-a2

Cảnh vật vã của những người đàn bà vắng chồng, khát yêu thương;

Ngoài yếu tố âm nhạc, âm thanh và vẻ đẹp uyển chuyển của những động tác hình thể, nghệ thuật xử lý ánh sáng ngang (thông thường các vở múa đạo diễn hay chọn cách chiếu ánh sáng trực diện hoặc từ trên xuống) của Tấn Lộc tạo nhiều lớp khiến cho sân khấu có chiều sâu. Ngay cả việc chọn màu sắc trang phục cũng giúp cho vở diễn trở thành một bữa tiệc thị giác mãn nhãn.

“Sương sớm” gợi nhớ lại cho khán giả thủ đô những câu chuyện và hình ảnh họ đã từng có trong ký ức, từng được gặp đâu đó vẫn còn lưu lại trong trí nhớ hoặc vô tình bị lãng quên.

Một số hình ảnh trong “Sương sớm”:

3536-20130122211259-a1

3536-20130122211322-a4

3536-20130122211355-a5

3536-20130122211420-a6

3536-20130122211445-a8

3536-20130123095653-a4

3536-20130123095712-a

3536-20130123095756-a2

3536-20130123095822-a3

Sơn Hà
Ảnh: Mạnh Thắn

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Speak Your Mind

*