Nghề múa

Nghề múa được ví như bông hoa quỳnh sớm nở chiều tàn mùa hương chỉ còn phảng phất trong trí nhớ tiềm ẩn của khứu giác con người quá ngắn ngủi .

Với người làm nghề múa, học thì dài mà được “hành” thì chẳng được là bao nhiêu mỗi khi thấy thân hình ngày càng khô cứng cáp bởi nhuốm màu thời gian cái tuổi nó đuổi xuân đi thì sợ bao nhiêu nỗi niềm trăn trở không được múa vì tuổi tác, người làm nghê múa diễn tả khi được múa được diễn là niềm khao khát khao lớn được đứng trước muôn ánh đèn màu trên sân khấu và vui hơn khi có hàng triệu người cảm nhận và thưởng thức múa, múa hết mình vì nghề mình đã chọn nhưng bước ra trường đời không chỉ có múa không thôi chưa đủ mà phải lo cho cuộc sống đang trải dài kéo theo là nỗi niềm cơm áo gạo tiền đang đè lên những cánh chim thiên nga chưa kịp tung cánh thì phải tất bật lo toan cho ngày mai ” nghề phụ” tìm một nghề nào đó để tồn tại thêm và vẫn duy trì múa bởi niềm đam mê múa đã ăn sâu vào máu và áp lực tinh thần của cuộc sống phải như thế đó là quy luật của thực tiễn tôi viết bài này không phải là than thở phủ nhận cái nghề mình đã chọn mà muốn cho mọi người thấy được cái nghề làm đẹp cho đời cho bộ môn nghệ thuật này lại quá ngắn, học thì dài có khi 7 đến 10 năm vẫn hệ trung hoặc sơ cấp khi ra trường đi xin việc thì người ta lại yêu cầu bằng đại học, cao đẳng mà ngành múa lấy đâu ra đại học hay cao đẳng thế là lặng lẽ ra về tìm cái nghề khác gác niềm đam mê lại một bên và nếu may mắn xin và thi tuyển được công nhân viên chức thì lại mức lương thấp không tưởng được vì phải ăn theo chế độ bằng cấp, thậm chí hợp đồng vào các đoàn của nhà nước nhiều khi còn bị nhắc lên để xuống làm được vài ba năm sử dụng chán chê, chán mắt rồi lấy lý do vì không có định biên, biên chế nên múa lại bơ vơ mưu sinh khắp nơi để bám trụ đựơc với nghề chỉ vì quá đam mê nghề nghiệp nên bỏ qua tất cả miển làm sao được múa là tốt rồi còn chuyện cuộc sống lại tìm nghề tay trái phụ thêm. Ngoài ra còn bị hạn chế về tuổi tác, ngoài 20 tuổi là phải lấy vợ lấy chồng, với nghề múa, ngoài 30 tuổi là phải “về hưu” nhưng không có chế độ gì cho ngành này, bởi quy định nghề nghiệp khi về hưu phải đạt và đúng độ tuổi. Đó là một trong những lý do tác động rất lớn đến sự phát triển của nghề này vẫn biết rằng mỗi người mỗi nghề xã hội đã phân công, điều trăn trở nhất vẫn là chế độ chính sách dành cho nghề này quá ít.

Lại nói về vấn đề nghe và nhìn của khán thính giả những vũ công xuất hiện trên sân khấu lớn nhỏ lại có đất để dùng nhưng tiền công quả rất bèo cho một buổi diễn thế là bao ý tưởng lại dồn ra, múa hội nghị, múa đám cứơi và nhìn nhận nghề múa lại là một cái gì đó phụ diễn dưới ánh đèn màu và cũng được tán thưỡng những tràng pháo tay nồng nhiệt nhưng cũng chẳng ai biết ai trên sân khấu múa minh hoạ cho ca sĩ và trào lưu múa phụ hoạ hiện nay là mốt thời thượng cho ca sỹ chỉ cần giao bài một vài tiếng sau cho các vũ công của vũ đoàn thì có bài để diễn nhanh vì không cần đầu tư mấy, không mất thì giờ luyện tập, chính vì công chúng thường xuyên tiếp cận với những chương trình phụ diễn cho ca sỹ nhiều nên người ta chỉ thấy múa cũng chỉ đến đó thôi, chỉ vậy thôi, cho nên các chương trình đều na ná giống nhau, mỗi diễn viên khi múa xong thì nhận được bao nhiêu catse có khi chỉ được 50 đến 60 nghìn đồng trên một bài lại còn phải trả tiền thuê trang phục nếu máy mắn nhận được chương trình luyện tập dài ngày thì còn đỡ còn có tiền để chi phí xăng xe đi lại nói chung nghề múa là nghề sống vì linh hồn của múa , là nỗi cô đơn của người nghệ sỹ, chương trình chấm dứt ở nơi một góc cánh gà những diễn viên múa âm thầm dọn dẹp trang phục và lặng lẽ ra về nhìn lại ca sỹ thì thấy kẻ đón người đưa và thầm mong sao nghệ thuật múa sẽ có đất sống như các ca sĩ bây giờ,dường như cuộc hành trình của múa độc lập như các shwo diễn lớn như của nghệ sỹ múa Linh Nga không còn được là bao nhiêu bởi để làm một chương trình vũ như vậy hêt sức tốn kém mà vé bán thì chẳng được bao nhiêu vã lại chuơng trình toàn độc lập biểu diễn ở thành phố lớn có khi nào về tỉnh lẻ diễn được đâu, thời gian gần đây xuất hiện một số vở kịch múa được khán giả đón nhận nhưng cũng chỉ những người trong nghề bàn tán xôn xao vài hôm thế là hết vậy cần làm gì để nghệ thuật múa được thăng hoa trong thời đại công nghệ này Đảng và nhà nước cùng những nhà phê bình nghệ thuật cần bàn và tìm một hướng đi đúng đắn cho nghề múa chẳng lẽ đào tạo sinh viên khổ luyện vì nghiệp múa đến khi ra trường lại không có chổ đứng trong xã hội có ai quan tâm có ai chứng kiến cảnh học múa đâu, chỉ có các thầy cô ngày đêm giảng dạy cho học sinh thôi, bản thân tôi làm nghề nên trăn trở không biết nói cùng ai, bài viết này là sự chia sẽ để mọi người có cách nhìn khác về đời múa chúng tôi.

Xin mượn câu kết để nói rằng đời múa của chúng tôi là nềm hạnh phúc toả sáng trên thánh đường nghệ thuật. ” Có bao giờ bạn nghĩ múa là sự thiền định, là sự giãn nở của cơ thể để các dòng cảm xúc trôi đi cùng hơi thở, múa là nỗi niềm cô đơn trăn trở của người nghệ sỹ hôm nay và mai sau“.

Phan Văn Sơn

[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]

Comments

  1. toi muon lam mot nghe mua . nam nay toi 14 tuoi , mong duoc moi moi nguoi giup do cho toi.

  2. mong moi nguoi hay giup cho em. duoc hoc nghe mua .

Speak Your Mind

*