Bốn mươi năm trước, một nghệ sĩ múa tài ba tương lai đang rộng mở, một nghệ sĩ mà tên của anh gắn với tác phẩm “Cánh chim và mặt trời” của cố NSND Thái Ly đã ngã xuống ở tuổi 25. Chàng trai Hà Nội ấy đã hi sinh khi tài năng đang chớm nở, hứa hẹn những mùa hoa thơm trái ngọt.
Nguyễn Thanh Tùng quê ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Cha anh là ông Nguyễn Huy Hội, cán bộ Bộ Ngoại thương; mẹ là bà Hà Thị Phú, cán bộ Bộ Nội thương. Lớn lên Thanh Tùng rời quê ra Hà Nội cùng bố mẹ. Anh sống cùng gia đình tại số 90 – Lê Văn Hưu.
Năm 1959, Thanh Tùng thi đỗ vào Trờng Múa Việt Nam. Tại đây, anh luôn là tấm gương sáng về nghị lực và sự say mê học tập, khổ luyện phấn đấu vươn lên. Năm 1963, sau khi tốt nghiệp trường múa, Thanh Tùng được giữ lại đoàn kịch múa thực nghiệm.
Ngay từ khi còn là học viên, Thanh Tùng đã được công chúng biết đến bởi anh là ngời đầu tiên được Nghệ sĩ Thái Ly lựa chọn để tập và thể hiện thành công tác phẩm “Cánh chim và mặt trời”. Sau này, “Cánh chim và mặt trời” đã trở thành tác phẩm kinh điển – một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nền nghệ thuật múa cách mạng Việt Nam. Năm 1997, “Cánh chim và mặt trời” cũng nằm trong chùm 5 tác phẩm của NSND Thái Ly đợc Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh. Về ý tưởng tác phẩm, Thái Ly muốn thể hiện những triết lý sâu sắc qua hình ảnh sự vận động của cánh chim trong màn đêm, trong sơng mù dày đặc, đến khi bình minh lên, mây tan. Cánh chim từ chỗ còn vương bụi đất, bị níu kéo bởi màn đêm nặng nề, từ từ rũ cánh rỉa lông, đón nhận ánh sáng ngày mới. Bình minh rạng rỡ đã đa cánh chim bay vào bầu trời tự do. Tác phẩm có tính hình tượng cao, thể hiện khát vọng vươn tới chân lý, vươn tới cái đẹp. Bằng tài năng của mình, Thanh Tùng đã chinh phục khán giả, được mệnh danh là người sáng tạo lần thứ hai để tác phẩm toả sáng trong lòng công chúng. Suốt những năm đầu thập niên sáu mươi, cái tên Thanh Tùng đã ngự trên sân khấu gắn với tác phẩm “Cánh chim và mặt trời”. Những năm ấy, dư luận trong giới làm nghệ thuật cũng như báo chí đã đánh giá tốt và có những ghi nhận về sự đóng góp của Thanh Tùng. Nhiều bài báo đã viết về anh với sự trân trọng một tài năng trẻ đầy hứa hẹn.
Chỉ với năm năm tuổi nghề, bằng tài năng, sự say mê và ý chí cống hiến hết mình cho nghệ thuật, Thanh Tùng đã để lại những đóng góp quý báu cho nền nghệ thuật múa Việt Nam. Tuổi nghề ngắn ngủi nhưng Thanh Tùng đã có những giây phút lộng lẫy trên sân khấu, giành được sự ngưỡng mộ và tình cảm nồng nhiệt của khán giả đương thời yêu nghệ thuật Ba-lê kinh điển và nền nghệ thuật múa Việt Nam.
Nghệ sĩ – chiến sĩ
Năm 1965, Thanh Tùng lên đường nhập ngũ. Ngày ấy Quân chủng Phòng không – Không quân mới đợc thành lập, Đoàn Văn công cũng đồng thời được ra đời và tập hợp lực lượng để phát triển. Một số diễn viên được tuyển lựa về làm nòng cốt với những tên tuổi như Hương Thư, Xuân Cống, Minh Tiến… Sau đó chính chị Hương Thư đã đại diện Đoàn sang trường múa xin Thanh Tùng về. Vậy là Thanh Tùng về với ngôi nhà nghệ sĩ của lính canh trời, thực hiện sứ mệnh nghệ sĩ – chiến sĩ.
Những người bạn văn nghệ sĩ cùng công tác với Thanh Tùng ngày trước cho biết, Thanh Tùng về công tác tại Đoàn Văn công PK – KQ cùng với “Cánh chim và mặt trời” như một món quà tặng cho Đoàn. Tại những nơi mà Đoàn Văn công PK – KQ đi biểu diễn, “Cánh chim và mặt trời” tiếp tục toả sáng và được đón nhận nồng nhiệt. Không chỉ biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân, tác phẩm Thanh Tùng thể hiện còn là một tiết mục không thể thiếu trong các chương trình phục vụ đối ngoại với các nước Trung Quốc, Liên Xô.
Cũng tại Đoàn Văn công PK-KQ, Thanh Tùng đã có độ chín trong nghề nghiệp và lý tưởng sống. Anh đã có mặt trên khắp trận địa, sân bay, thao trường biểu diễn phục vụ bộ đội đang ngày đêm chiến đấu. Cùng với việc biểu diễn, Thanh Tùng còn có dịp thâm nhập đời sống anh em chiến sĩ, tìm hiểu về cuộc sống của ngời lính mà từ trớc với anh còn khá xa lạ. Ngoài tác phẩm “Cánh chim và mặt trời” Thanh Tùng còn tham gia các vở khác như vở thơ múa “Quật ngã thần sấm” do nghệ sĩ Minh Tiến biên đạo, nhạc Nam Hà, với nội dung biểu dương Không quân ta đánh thắng trận đầu. Trong tác phẩm này Thanh Tùng vào vai “thần sấm” (ám chỉ Không quân Mỹ) cùng với Văn Bích; Xuân Cống và Nguyễn Long vào vai các chú én bạc; các diễn viên nữ vào vai các nàng mây.
Sau đó Thanh Tùng đã thâm nhập và có nhiều ý tưởng sáng tạo nên một số tác phẩm múa về Bộ đội PK-KQ như “Trận địa kiên cường”, “Pháo thủ dự bị”, “Con vịt Huê Kỳ”, “Quét đường băng” lấy cảm hứng từ cuộc sống chiến đấu của ngời chiến sĩ. Vở “Trận địa kiên cường” là ý tưởng sau một lần đi biểu diễn phục vụ các pháo thủ Hàm Rồng. “Quét đờng băng” nói về công việc của các chiến sĩ công binh. Sau khi máy bay ném bom vào sân bay, công binh cùng nhân dân có nhiệm vụ vá đường băng, vá xong thì dùng chổi tre quét cho sạch mảnh bom, đất đá để máy bay có thể tiếp tục xuất kích. Tác phẩm đã mô phỏng các động tác này. “Pháo thủ dự bị” thì nói về việc các dân quân tải đạn, tiếp tế cho bộ đội, giờ nghỉ giải lao bộ đội tranh thủ dạy cho nữ dân quân các động tác bắn. Một lần, nhân sự kiện phi công Mỹ nhảy dù xuống Ninh Bình trốn vào chuồng vịt bị dân quân ta bắt, đọc báo xong Thanh Tùng nói với Nam Hà: Anh ơi cái này dựng được đấy, anh em mình làm nhé. Sau đó Nam Hà viết nhạc, Thanh Tùng dựng nên vở “Con vịt Huê Kỳ” rất gọn nhẹ, chỉ với một nhạc công chơi ác-coóc-đê-ông cùng hai diễn viên Nguyễn Long và Ái Vinh đã có thể đi biểu diễn khắp nơi.
Ngày đó, Đoàn Văn công PK-KQ đã trở thành một đoàn nghệ thuật mạnh của Quân đội chỉ đứng sau Đoàn Tổng cục Chính trị. Khi Đoàn dựng các vở với đề tài hiện đại, anh em văn nghệ sĩ bên ngoài đã kéo vào xem rất đông vì những hoạt động này ở thời điểm đó còn mới lạ. Các Đoàn chỉ tập trung vào dựng các vở kịch múa kinh điển, có tính chất hoành tráng như “Ngọn lửa Nghệ Tĩnh”, “Tấm cám”, “Bả khó” chứ rất ít đề cập đến đề tài hiện đại. Vì vậy khi thấy bên Không quân dựng một loạt các vở nh thế họ liền rủ nhau vào xem mấy ông con Nhà Giời làm ăn thế nào! Một điều khá đặc biệt là tất cả các tác phẩm do Thanh Tùng dựng phần nhạc đều của Nghệ sĩ Nam Hà. Hai người đã rất ăn ý, tỏ ra hiểu nhau và trở thành một đôi bạn cả trong nghệ thuật và đời thường.
Ở tuổi 75, ông Nam Hà vẫn còn nhớ những kỷ niệm thật đẹp về người bạn thân. Cũng như các nghệ sĩ PK-KQ ngày ấy, ông vẫn sinh sống tại Hà Nội. Nam Hà kể: “Đoàn Văn công PK-KQ ngày ấy sơ tán về Diên Hồng, ven sông Đáy thuộc tỉnh Hà Tây. Ở nơi ấy có một hồ sen rất rộng, anh em văn công thường ra đây tắm mát. Có lần Thanh Tùng đã nghĩ ra cách buổi chiều đi tắm mang theo chè khô ra gửi vào những đoá sen. Sáng hôm sau Tùng lại dậy sớm rủ tôi ra thu về pha nước uống. Tùng để chè trong mũ đội lên đầu nên mái tóc của anh cũng đợm ngát hương sen. Về nhà lấy chè ra xong Tùng còn ghé đầu cho tôi ngửi và hỏi: Anh có nghe mùi chi? Chất giọng Nghệ đặc trng chân chất cho đến bây giờ tôi vẫn không thể quên.” Cũng từ nơi đóng quân này, Thanh Tùng đã cùng các văn nghệ sĩ PK-KQ lên đường vào chiến trường năm 1968.
Cánh chim định mệnh
Ai đó đã nói, trong chiến tranh mọi thứ đều có thể xảy ra. Câu nói này rất đúng khi vận vào hoàn cảnh hi sinh của Thanh Tùng. Ngày ấy, các đơn vị bộ đội đều có các đợt vào chiến trờng, các văn nghệ sĩ PK-KQ cũng vậy. Cục Chính trị Quân chủng đã phân chia các văn nghệ sĩ thành những mũi khác nhau để đi theo các hướng khác nhau. Cùng mũi đi với Thanh Tùng có Đỗ Chu, Cát Vận, Đới Thu Hương. Trước ngày lên đường, khi đến kho nhận quân trang quân dụng tại Hà Đông, theo quy định, các nhóm ngoài vũ khí, nhu yếu phẩm cần thiết còn có mấy mét vải màu trắng để làm… khăn liệm nếu khi vào chiến trường chẳng may có hi sinh. Khi nhận hàng, Thanh Tùng đã rất hồn nhiên cầm tấm vải trắng quấn quanh ngời giả làm phục trang và làm động tác múa một đoạn trong vở “Cánh chim và mặt trời”. Một hành động rất vô thức nhưng cũng có thể là một dự cảm. Tấm khăn đó mấy ngày sau đã đợc dùng để liệm chính anh. Đó là ngày 1 tháng 8 năm 1968.
Trường hợp hi sinh của Thanh Tùng cũng vô cùng đặc biệt. Cả đoàn ngồi trên xe ô tô đi trên đường Trường Sơn. Khi xe gần đến Nghệ An, Thanh Tùng nói với Đới Thu Hương khi đó đang ngồi gần cửa sổ xe rằng, đêm nay xe sẽ đi qua quê hương của anh, vì vậy Thanh Tùng xin Đới Thu Hương đổi chỗ cho anh để anh có thể ngắm quê hương mình. Khi qua địa phận huyện Đô Lương, trời tối, xe đang đi thì trên trời có một quả pháo sáng địch bắn lên. Theo phản ứng thông thường, lái xe tạt vào ven đường để tránh bị phát hiện. Vì vậy xe bị xệ bánh nghiêng lệch sang một bên. Mọi ngời bèn chui ra khỏi xe. Nhưng khi đã chui ra hết mà chẳng thấy Thanh Tùng đâu. Anh em quay lên tìm thì thấy anh vẫn ngồi nguyên ở vị trí cũ. Thì ra khi xe bị nghiêng thùng phi đựng 200 lít xăng dự trữ đã chuyển động lao về phía Thanh Tùng, khiến anh bị mắc kẹt lại. Tùng ngồi đó, chới với, hai tay vươn lên trời dang rộng như một cánh chim. Cạnh của thùng phi đã va vào mặt anh làm vỡ hàm trên. Ngay sau đó anh em văn nghệ sĩ đã đưa Thanh Tùng đến trạm quân y gần nhất chữa trị, nhưng vì mọi điều kiện cấp cứu của trạm quân y dã chiến không đầy đủ và kịp thời nên Thanh Tùng mất nhiều máu và đã ra đi. Khi nghe tin này, Nam Hà, ngời bạn thân của Thanh Tùng đang ở Trường Sơn đông liền chạy sang với bạn. Đến nơi anh đã túm cổ người cán bộ tuyên huấn mà quát lên trong đau đớn: “Làm sao các anh lại để thằng Thanh Tùng nó chết thế này?”
Ngày còn ở trường múa, một nữ chuyên gia Liên Xô khi sang Việt Nam đã đến nhà Thanh Tùng chơi và tỏ ý rất muốn chọn anh sang Liên Xô học. Khi vào bộ đội, Tổng cục Chính trị cũng đã có ý định rút Thanh Tùng về để cử đi học ở nớc ngoài. Nhng mọi thứ đã không được như ý. Cánh chim ấy đã sống mãi ở tuổi 25.
Trước khi đi chiến trường, Thanh Tùng đã có người yêu là một diễn viên cùng Đoàn. Cả anh và chị đều là những cây sô-lít sáng giá. Trai tài, gái sắc gặp nhau và tình yêu đã nảy nở. Hai người đã chọn mẫu thiệp cưới, và nhờ Phùng Khang là vợ của Nam Hà chọn mua một mảnh vải màu tím để may áo cưới. Vải đã mua vẫn còn gửi ở nhà Nam Hà trước lúc lên đường. Nhưng anh đã không còn được nhìn thấy ngời yêu trong tà áo tím…
“Chưa thấy ai đẹp như anh tôi!”
Thanh Tùng có một cơ thể lý tưởng phục vụ cho nghề nghiệp. Ngực vuông, thân hình chữ V, nói như ông Nguyễn Khánh Long, em trai liệt sĩ là “ai nhìn thấy cũng muốn chạm vào một tý”. Mỗi lần anh về thăm nhà, dù là ngày nghỉ nhưng Thanh Tùng không bao giờ ngủ muộn mà vẫn dậy sớm tập cơ thể, tập động tác múa, nhiều khi còn mô phỏng một số động tác của anh em bộ đội Không quân. Vậy là mọi người trong nhà cũng dậy để… xem Thanh Tùng tập.
“Chưa thấy ai có thân hình đẹp như anh tôi” – Đó là lời của ông Khánh Long, em trai của nghệ sĩ Thanh Tùng khi nói về người anh của mình. Ông Long hồi tưởng: Ngày còn nhỏ, mỗi lần được nghỉ anh Tùng lại đạp xe chở tôi lên bể bơi Quảng Bá. Anh ấy thường mặc quần bơi và nhảy cầu. Con gái nhìn thấy thân thể anh tôi là mê tít, chỉ chờ anh tôi từ dưới nước leo lên để… xem.
Khi đã vào bộ đội rồi Thanh Tùng tâm sự với bố: “Anh em Không quân gan dạ lắm bố ạ, không chỉ con trai đâu mà cả con gái nữa, bom rơi đạn nổ thế mà chả nao núng gì, chẳng ai rời vị trí. Những đức tính ấy “lây” sang cả con đấy.” Đó là một tâm sự rất thật lòng. Vì Thanh Tùng là sinh viên, lại là người làm nghệ thuật, từ trước đó, môi trường sống khác hẳn, trong cách sống của anh vẫn có chút gì đó cái “chất tư sản”. Nhưng khi vào môi trường Quân đội, anh đã nhanh chóng hoà nhập và là ngời rất có kỷ luật. Đó cũng là thời gian chuyển đổi nhận thức của anh. Thanh Tùng đã háo hức, đam mê khám phá, áp dụng kiến thức vào chuyên môn với những tìm tòi sáng tạo.
Trong quá trình tìm hiểu tư liệu về Thanh Tùng, tôi hiểu câu nói “Chưa có ai đẹp như anh tôi” của ông Nguyễn Khánh Long không chỉ là một lời khen dành cho hình thể. Ngời con trai ấy đã đi vào tâm tưởng của cha mẹ, và những ngời thơng yêu với những ý nghĩa vô cùng đẹp đẽ như những gì anh vốn có. Có lần về thăm nhà, Tùng xách bi đông đi mua được một ít bia. Ngày ấy ở Hà Nội, bia thực sự là của hiếm, bộ đội là thành phần được ưu tiên mới mua được. Vậy là cả nhà chen chúc, anh rót cho mọi người bằng đủ các loại cốc gom góp lại, bà cô bà dì, bố mẹ, anh em, và đến lợt Tùng thì… hết. Mọi người bèn san sẻ lại, Tùng bảo rằng, nhìn mọi ngời uống là con thấy vui, thấy hết muốn uống rồi. Cách quan tâm của Thanh Tùng đến những người thân cũng thật giản dị và cảm động. Có lần Tùng đã gửi cho em trai một chiếc áo bông khi em anh đi học ở nơi sơ tán. Những mặt hàng đợc cấp phát theo tiêu chuẩn của bộ đội và bồi dỡng của diễn viên Tùng cũng dành dụm về biếu mẹ khi thì cân đường, lúc túi bột đậu xanh…
Gia đình của Thanh Tùng vẫn còn giữ được những kỷ vật của anh để lại. Vẫn còn đó chiếc áo len màu đỏ do một diễn viên ba lê người Ba Lan gửi tặng khi sang biểu diễn tại Việt Nam; vẫn còn đó những tập ảnh do những ngời bạn nớc ngoài khác gửi tặng, có tấm ảnh chụp cùng nữ chuyên gia Liên Xô Bờrunắc. Mỗi kỷ vật của anh đều gợi nhớ đến những sự việc khiến người thân không khỏi đau lòng.
Lịch sử luôn công bằng“Lịch sử đã không quên ai và lịch sử đã trung thực và công bằng, công bằng về đánh giá một nét vinh quang với cả người đã khuất”– Đó là một câu trong điếu văn được đọc tại lễ an táng di hài Nghệ sĩ Thanh Tùng cách đây 10 năm. Năm 1997, gia đình, bạn bè đồng đội của anh đã phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng PK-KQ đa di hài liệt sĩ Thanh Tùng từ nghĩa trang Đô Lơng – Nghệ An về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Ngọc Hồi – Hà Nội. Và cũng đúng mời năm sau khi di hài anh được đưa về quê hương, Thanh Tùng đã được truy tặng danh hiệu NSƯT. Ngày đón nhận danh hiệu này, các em trai của anh đã dìu người mẹ ở tuổi gần chín mươi lên bục nhận bằng danh hiệu. Ông Nguyễn Khánh Long đã khóc khi đại diện gia đình phát biểu cảm tưởng.
Thắp nén nhang lên bàn thờ anh trai, ông Long trầm lắng lau giọt nớc mắt: “Mẹ tôi năm nay đã 87 tuổi, sức khoẻ giảm sút, người già như đèn trước gió, vì vậy, việc truy tặng cho anh tôi sớm ngày nào là quý ngày ấy. Đến nay thì mẹ tôi đã được an lòng…”. Còn bà Phú, với đôi tai đã nặng chẳng nói gì, chỉ rưng rưng hai hàng nước mắt. Có lẽ những kỷ niệm xa xưa về đứa con trai yêu dấu lại đang trở về.
Nguyễn Xuân Thủy
[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]
Speak Your Mind