Dân tộc Chăm được biết đến với các tên Chàm, Chiêm Thành, Hroi với dân số 132 873 người (theo số liệu năm 1999). Thiên di theo dòng lịch sử, vào Việt Nam, người dân Chăm sống tập trung ở Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nam Bình Thuận, Tây Bắc Phú Yên… mang theo nhiều ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Óc Eo, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Trung Quốc… Chắt lọc tinh hoa từ những nguồn văn hóa ấy, văn hóa Chăm tự tạo cho mình một riêng biệt, ấn tượng. Nhắc đến văn hóa Chăm, người ta nghĩ ngay đến kiến trúc, điêu khắc. Nhắc đến lễ hội Chăm, người ta nghĩ ngay đến các lễ hội dân gian truyền thống (lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan…). Nhắc đến các nghề thủ công, người ta nghĩ ngay đến nghề đồ gốm, dệt vải sợi bông… Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Chuyên đề Văn hóa Chăm xin giới thiệu cùng quý độc giả một nền văn hóa Chăm với nghệ thuật múa Chăm, một Rija Nưgar – lễ hội dân gian mang nhiều yếu tố trình diễn, một khám phá thú vị về họ của người Chăm, một nghệ nhân thổ cẩm Chăm… Và hơn hết là một kho tàng văn học bề thế của người Chăm từ truyền thống đến hiện đại, góp thêm cái nhìn đầy đủ, toàn diện về một nền văn hóa nghệ thuật khá độc đáo nhưng còn nhiều mới mẻ này.
Múa Chăm là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Katê, Rija Praung… ở mỗi làng hay trên tháp. Đó là những dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một/một vài vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là những nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống Ginang, trống Baranưng, Ceng (chiêng), kèn Xaranai, Grong (lục lạc), đàn Kanhi… Phổ biến hơn cả là bộ ba Ginang, Baranưng và Xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là Ginang, vì chúng có âm mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội, hơn thế nữa còn phản ánh được tính cách của người Chăm. Có thể phân múa Chăm làm 2 loại: Múa dân gian và múa cung đình.
I. Múa dân gian:
Tên gọi các điệu múa Chăm cũng là tên được đặt cho điệu trống Ginang. Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử), Wah gaiy (chèo thuyền), Mưmơng, Mưrai,…
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội. Những hồi trống Ginang thu hút sự chú ý của mọi người về phía người nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng Xaranai, tiếng Baranưng cùng lời của Ong Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ công bước ra trình diễn: cái phẩy tay, phất quạt, quất roi hay cái chuyển gót chân, khi nhanh khi chậm, khi khoan thai nhẹ nhàng, khi thì hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp của tiếng nhạc. Người xem như bị cuốn hút theo từng động tác của người nghệ sĩ. Rồi cả khán thính giả bị kích động bởi tiếng nhạc, điệu múa mà hô vang… “ahei” (hoan hô) cổ vũ.
Phục Trang
Các loại nhạc cụ dùng trong Nghệ thuật múa Chăm
Trống Paranưng Trống Ginăng Kèn Saranai Đàn Kanhi Hagar (trống cái) Chiêng (cheng) Tù Và (săng)
IV.Múa Chăm cổ trên cơ sở điêu khắc
Trước kho tàng văn hoá phong phú, lâu đời của một dân tộc đã một thời có vương triều thịnh vượng, trước nền kiến trúc, điêu khắc hấp dẫn, tuyệt tác, đậm đà bản sắc dân tộc, có cơ sở bước đầu cho phép ta nghĩ đến lịch sử múa dân tộc Chăm có hình thái múa cung đình, bởi múa là một dạng nghệ thuật giống như các ngành nghệ thuật khác, phản ánh thực tiễn bằng các hình tượng nghệ thuật, và nhiệm vụ cơ bản của nó cũng giống như các ngành nghệ thuật nói chung. Chỉ có như vậy, múa mới có thể biện hộ cho sự tồn tại của mình như là một hiện tượng xã hội. Qua nghệ thuật điêu khắc, đưa ta đến cảm nhận quen thuộc như có mình trong đó mà cũng như không có mình. Đặc trưng nhân chủng và tính khỏe khoắn của hình tượng bộc lộ rõ nét, song như có một cái gì đó bứt rứt, trầm tư trong nỗi niềm khát vọng. Song có lẽ, dù bắt gặp chỉ có một lần, sự diễn đạt nội tâm của những hình tượng đã làm cho chúng ta khâm phục. Đó là tính yêu đời, thiết tha với cuộc sống. Những tiết tấu sôi nổi, đầy ưu tư của tiếng trống Ginăng, những nỉ non, kể lể đầy khát vọng của tiếng kèn Saranai giúp ta tạo nên yếu tố thứ ba của đặc trưng múa, làm cho các tượng trở nên có linh hồn, nghĩa là làm cho các tượng hoạt động theo tiết tấu và ngôn ngữ của dân tộc Chăm. Những khắc khoải, ưu tư, đợi chờ! Với ngón tay trỏ chỉ về mặt đất, nơi con người đang phải sống và con người vốn không chỉ thế mà phải bay lên một cách dễ dàng, nhẹ nhàng. Đó là nỗi day dứt, suy tưởng với “Khát vọng”. “Khát vọng” có yếu tố mạnh mẽ hơn hi vọng. Chính “Khát vọng”cũng là hiện thân của ước muốn cuộc đời vươn tới cái đẹp, cái thiện, cái ý chí gieo vào lòng người những ước mơ của hạnh phúc. “Khát vọng” đã đưa đến sự cảm nhận về cái đẹp, bản sắc và nghị lực tâm hồn của dân tộc, bắt nguồn từ những dòng chảy. Chỉ một ngón tay trỏ lúc nào cũng hướng về mặt đất cho ta cảm nhận bao điều rằng: đất là điểm tựa vững chắc của con người để bay cao hơn, xa hơn, vươn tới hạnh phúc nhân ái, một tay hướng lên là biểu hiện cho “cái chết”, còn một ngón tay cong hướng lên trời có nghĩa là “hôm nay”, nếu đặt cánh tay lên ngang ngực thì nó thể hiện ý nghĩa “hạnh phúc”, khi tay trái hướng ra phía sau và tay phải nắm lại trước ngực với 3 ngón tay hướng lên, ngón trỏ chạm vào ngón cái thì đó là biểu tượng bắt ấn trừ khử cái xấu, nếu hai bàn tay chuyển đổi lên xuống theo nhịp nhiệu nhanh thì nhằm nói đến 2 trong 4 giai đoạn của vòng đời con người là sinh – trưởng thành – bệnh tật và chết. Ngoài cử chỉ bằng tay, các thế chân cũng rất uyển chuyển, dáng hình mềm mại thể hiện những đường cong căng tròn nhựa sống Dù múa Chăm cổ trên cơ sở điêu khắc được xuất hiện trong bối cảnh nào, ở thế kỷ nào, điều quan trọng là nó vẫn giữ cốt cách dân tộc, đậm đặc bản sắc dân tộc, không lai căn, mất gốc.
Tóm lại, Múa Chăm là một bộ phận độc đáo trong di sản văn hóa Chăm. Thời gian qua, nó được bảo tồn và phát huy đứng mực, phần nào thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của quần chúng Chăm. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, các điệu múa Chăm ngày càng được phát triển theo hướng lành mạnh. Các đoàn nghệ thuật múa hát trước đây vốn phải chật vật để duy trì sự tồn tại của mình đã tìm được con đường riêng để có thể đứng vững được trong thời đại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa kho tàng múa độc đáo này, chúng ta vẫn cần phải có những định hướng phù hợp để múa Chăm phát triển theo con đường riêng của nó, độc đáo và mang đậm sắc thái Chăm.
[wps_sphinx_related_posts format="title-image-content" words="100" head="Các thông tin khác" class="next-posts" quantity="5" read_more="Chi tiết"]
Speak Your Mind