Mang quân hàm trung tá, biên đạo múa NSƯT Thu Hà (trường ĐHVHNTQĐ) đã kiếm tìm để thỏa mãn cái khát vọng từ thưở ấu thơ là được sống với nghệ thuật Múa, dù chị biết, chiều cao của mình còn khá khiêm tốn đối với bộ môn nghệ thuật hình thể và ánh sáng này. Nhưng bù lại, chị có một khuôn mặt không chỉ dành riêng sân khấu mà cả nhiếp ảnh cũng phải tìm đến. Khuôn mặt ấy vừa đủ cho sự nghiêm túc “quân sự”, nhưng cũng đủ sự góc cạnh cần thiết của nghệ thuật. Còn nhớ, trong thập kỉ 90 của thế kỉ trước, dân nghệ thuật luôn nhắc đến người mẫu ảnh, diễn viên múa Thu Hà.
Với chị, múa là sự thăng hoa đầy ngẫu hứng, nhưng nó thăng hoa chính hiện thực cuộc sống. Bởi vậy hành trình của một biên đạo không thể khác, là hành trình kiếm tìm sáng tạo từ hiện thức cuộc sống. Để có được điều này, chị đã đi dọc chiều dài đất nước mà thỏa thuê ngắm nhìn, nghĩ suy và ngẫu hứng bất chợt tái tạo chúng trong tác phẩm nghệ thuật của mình. Đôi vợ chồng nghèo ở một tỉnh miền Trung say sưa đánh dậm mà quên đi cái nắng khốc liệt và gió Lào cát trắng, họ lại cười thích thú khi bắt được một con cá nhỏ … Hình ảnh ấy không những chỉ chứng minh cho chị ý nghĩa của câu ca dao ” Râu tôm nấu với ruột bầu/Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” thật đúng, thật đẹp, mộc mạc mà giản dị, gợi cho chị cái tứ để hình thành ngay kịch bản múa Tình quê. Đây là tác phẩm được giải thưởng tài năng biên đạo trẻ năm 2001 do Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức, giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương, và giải thưởng lớn nhất theo chị đó là đã được trên 10 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp dàn dựng và gặt hái được thành công trong các kì hội diễn.
Cảm hứng sáng tạo đến với chị cũng có khi bắt nguồn từ sự đồng điệu, đồng cảm. Khi xem một bức tranh, đọc một bài thơ, hay một bài báo cảm động nào đó… ấy là suối nguồn cho nhiều tác phẩm múa ra đời, Đồng chí được phôi thai từ bài thơ cùng tên của Chính Hữu, hay tác phẩm làm cho hôi diễn Toàn quân phải kính phục vì sự tinh tế khéo léo ,phải thừa nhận tác giả là một biên đạo có tay nghề cao chặt chẽ các đương tuyến vũ đạo ,tác phẩm được một dàn diễn viên trẻ tài năng của Đoàn NTQK4 biểu diễn đã đạt HCV của Hội diễn toàn quân và chiếm cả Giải A Hội nghệ sỹ Múa Việt nam.Với thông điệp về đề tài sự biến đổi khí hậu Tác phẩm “Xoáy trong mắt bão” của chị do sinh viên Trường ĐHVHNT quân đội biểu diễn đã lọt vào chung kết trong chương trình Tìm kiếm tài năng sáng tác Múa đương đại của Denmask tổ chức, và là tác phẩm duy nhất đươc Đại sứ quán Denmask chọn đi thăm và biểu diễn tại Bắc âu. Không bó hẹp tư duy trong khuôn khổ Thu Hà luôn tìm tòi bứt phá trong các đề tài, là một Biên đạo nữ có nhiều đề tài về chiến tranh chị tâm sự tất cả là muốn thể hiện tấm lòng tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với thế hệ Cha Anh đi trước ,trong TP Về Miền Cát Trắng(đoàn NTTT Quảng Bình), hay tác phẩm Người mẹ Vân Kiều, hai tác phẩm hai phong cách nhưng đều ca ngợi về Người Mẹ đã đoạt HCV gây được sự xúc động trong hôi diễn Toàn quốc 2008 và chị đã được Bộ Văn hóa tặng giải thưởng Biên đạo trẻ xuất sắc.
Múa là một bộ môn nghệ thuật không biên giới. Nó cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác là thông qua ngôn ngữ riêng để phản ánh hiện thực một cách sinh động nhất. Đó là bài học nằm long đối với chị nên chị thấm nhuần ngôn ngữ đặc thù của múa, muốn trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực, phải được công chúng cảm nhận. Cũng vì vậy mà chị luôn đòi hỏi cao, không những đối vơi diễn viên, mà ngay cả đối với nhạc sĩ, họa sĩ khi đặt hang âm nhạc, mĩ thuật cho tác phẩm của mình. Chị là người cẩn trọng dến từng chi tiết nên với nhiều tác phẩm, chi sắm luôn vai trò thiết kế sân khấu, đạo cụ và phục trang để tự do thỏa mãn hết ý tưởng, các trăn trở, tìm tòi của chính mình. Trong hanh trình kiếm tìm của biên đạo múa Thu Hà, diễn viên luôn tìm được đất diễn màu mỡ cho mình. Ấy là sự thăng hoa của cảm xúc từ hiện thực và kĩ thuật múa đương đại mà khi xây dựng một tác phẩm, Thu Hà đã nâng niu chăm chút. Mỗi động tác, ánh mắt, nụ cười của diễn viên là sự tái sang tạo của biên đạo,sự hóa thân vào cuộc sống, vì vậy diễn viên có đất diễn, còn tác phẩm nghệ thuật thì có đất sống.
Múa đương đại-cuộc đối thoại từ quá khứ
Múa đương đại là một thành tố của nghệ thuật múa hiện thực, trong đó hình tương là yếu tố cấu thành tác phẩm. Múa đương đại tái hiện số phận, cuộc sống con người, và khán giả không chỉ thưởng thức mà còn có thể hóa thân với những tình tiết đang xảy ra trên sàn diễn bằng sự cảm nhận tức thời mà sâu lắng của mình. Chị cho rằng múa dương đại là một thể nghiệm mới theo con đường của cảm xúc bằng trực giác rồi mới phân tích tác phẩm múa một cách toàn diện. bởi vậy múa đương đại không có cấu trúc chặt chẽ như múa dân gian hay ballet, mà “người kiến trúc” có thể tự do trong tạo hình luật động, cảm xúc . Tuy vậy, múa đương đại là một cuộc đối thoại từ quá khứ bởi trong múa đương đại đã bao hàm yếu tố truyền thống, trong truyền thống đã có tư duy đương đại, và hiển nhiên rằng, múa đương đại là sản phẩm tất yếu của lịch sử. Chị xác nhận điều này bằng dẫn chứng, trong múa đương đại, âm thanh có khi tĩnh mà động, động mà tĩnh, thậm chí có lúc sử dụng cả âm thanh tự nhiên bằng tiếng vỗ vào đùi, vào bụng diễn viên để tự biến than thể của mình thành một thứ nhác cụ hoang dã, thể hiện niềm khát khao sống cháy bỏng. Đó là những gì của “nhân chi sơ” mà không riêng múa sử dụng nó mà nhiều loại hình nghệ thuật khác cũng tìm thấy nó một cách đắc dịa.Sắc màu thổ cẩm lạ một tác phẩm như thế. Nhạc sỹ Xuân Thủy và BĐ Thu Hà đã gặp nhau ở ý tưởng sử dụng tiếng thoi đưa mộc mạc là âm hình xuyên suốt cho âm nhạc tác phẩm “Ý tại ngôn ngoại“nên những vòng quay âm thầm dệt nên những sắc mầu sang tối của cuộc sống .Nhìn từ góc độ tổng thể ,tác phẩm này là khúc biến tấu lên tục của ngẫu hứng .Thành công của tác phẩm là sự hòa hợp các yếu tố đó một cách dung dị đằm thắm .Với tác phẩm Sắc mầu thổ cẩm đã đưa về cho chị tấm HCV và một lần nữa Giải thưởng Biên đạo trẻ Xuất sắc trong cuộc thi Đường chín xanh tại Quảng trị do Bộ văn hóa -TT-DL tổ chức lại rơi vào tay chị.
Là một trong những biên đạo Múa trẻ nhất toàn quốc , được phong tặng danh hiệu NSUT ,Thu Hà luôn ý thức được trách nhiệm nặng nề của nghệ thuật múa đương đại là nó phải ‘tải’trong từng hơi thở của nó khát vọng thời đại ,đó là khẳng định sự tồn tại của một dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam .Có như vậy ,các giá trị nhân văn truyền thống mới có thể đồng hành cùng những thể nghiệm mới ,đáp ứng nhu cầu của khả năng tiết cận của công chúng .
NỮ TƯỚNG SÂN CỎ VÀ KHÚC GIAO MÙA
Đồng nghiệp và khán giả, trong những năm gần đây, thường ví chị là nữ tướng sân cỏ, cầm chịch 3000 đên 4.000 quân “xanh đỏ tím vàng ” của nghệ thuật để điều hành các chương trình lễ hội với quy mô lớn ở nhiều địa phương trong cả nước như Seagame và Paragame 22, Năm du lịch Nghệ An, Thái Nguyên, Thái Bình, Festival Hoa Đà Lạt, Festival Biển Vũng Tầu. Lễ hội cội nguồn Lào Cai-Yên Bái -Phú Thọ ……Và gần đây chúng ta có thể dễ dàng nhận ra NSUT Thu Hà với trọng trách Tổng đạo diễn và Phó tổng đạo diễn trong các chương trình lớn mang tầm Quốc tế như Chương trình Pháo Hoa quốc tế Đà Nẵng 2009, Canaval Hạ Long 2009, hay chương trình Cồng Chiêng Quốc tế Tây Nguyên 2009……với vóc dáng nhỏ bé ấy không ai nghĩ rằng chị lại có thể điều khiển ,điều hành hàng ngàn người một cách dễ dàng như vậy. Nếu ở sân khấu, chị đóng vai trò là người “kiến trúc ” thì ở sân cỏ, chị phải kiêm thêm nhiệm vụ kết cấu của người kỹ sư xây dựng. Với việc lắp ghép các mảng trong chương trình ngoài sự đòi hỏi cảm xúc nghệ thuật múa tinh tế còn đòi hỏi tư duy khoa học và kỹ năng sư phạm. Ở đây, ngẫu hứng của Hà Biên Đạo được giấu kỹ, nhưng trong” khúc giao mùa” của nghệ thuật biểu diễn hiên nay được làm việc trên sân cỏ bằng chuyên môn của mình để nuôi và tỏa sang những tác phẩm nghệ thuật là một cơ hội lớn không phải ai cũng làm được. Chị xứng đáng là một Biên đạo trẻ của Quân đôi đầy tiềm năng và tính sáng tạo, luôn tìm cái mới không lặp lại chính mình.
Có lẽ, cũng vì thế mà khúc giao mùa đã làm nên ngẫu hứng của
Hà Biên Đạo .
NSƯT Thu Hà Sinh ngày: 27-2 1972 tại Khâm Thiên, Hà nội. Nghề nghiệp : Biên đạo Múa – Thâm niên nghề 20 năm có lẻ. Hiện đang là giảng viên trường Đại học VHNT Quân Đội và đang theo học lớp Thạc sỹ viện nghiên cứu văn hóa thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam. Giải thưởng: Giải biẻn đạo trẻ xuất sắc hội diễn toàn quốc 2009 (Bộ VH-TT-DL). Biên đạo xuất sắc hôi diễn Đường chín xanh ( bộ VH-TT-DL ) Tác phẩm nổi bật: – Tình quê: giải thưởng tài năng biên đạo trẻ năm 2001 do Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam tổ chức, giải thưởng VHNT Hồ Xuân Hương – Đồng chí: HCV của Hội diễn toàn quân và chiếm cả Giải A Hội nghệ sỹ Múa Việt nam. – Xoáy trong mắt bão: giải nhì cuộc thi Tìm kiếm tài năng sáng tác Múa đương đại của Denmask tổ chức. – Tiểu đội xe không kính: HCVHội diễn toàn quân, giải A Hội NSMVN 2008. – Kịch múa Đẻ đất đẻ nước: HCV hôi diễn toàn quốc 2009. – Miền cát trắng: Huy chương vàng Hội diễn toàn quân 2009, – Người mẹ Vân kiều: HCV Hội diễn toàn quân, giải A Hội NSMVN. – Sắc màu thổ cẩm: HCV Hội diễn đường chín xanh. – Thập ân phụ mẫu – phù sa đỏ – lễ hội Ma coong – HCB Hội diễn toàn quân & toàn quốc. Tham gia Đạo diễn các chương trình: Carnaval Hạ Long 2010,2011 , Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng , Festival cồng chiẻng quốc tê Tây nguyên, Festival Bắc Ninh 2010…. |
Speak Your Mind